Khai thông huyệt đạo cho nền kinh tế
T
rong phúc trình về tình hình kinh tế Việt Nam trước áp lực của cuộc
khủng hoảng tài chính tiền tệ khu vực đang có nguy cơ lan rộng, Ngân hàng
Thế giới (World Bank) đã khuyến cáo rằng Việt Nam không nên trông cậy
vào nguồn vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài sẽ bị giảm đáng kể trong
năm 1999 và chưa biết khi nào phục hồi mà nên quan tâm khơi dậy đồng
vốn trong nước.
Một giáo sư kinh tế Nhật Bản trong chuyến thăm Việt Nam vừa qua cũng
lưu ý đến tình trạng có không dưới 4 tỷ đô la đang nằm ngoài hệ thống
ngân hàng Việt Nam và một số lượng vàng với trị giá không kém nằm bất
động trong các két sắt hay cất giữ đâu đó trong nhân dân.
Ngay từ nhiều tháng trước, chủ trương phát huy nội lực đã được đưa vào
nghị quyết của Trung ương và trở thành quốc sách. Gần đây nhất, trong
cuộc họp thượng đỉnh với các nhà lãnh đạo các nước trong khối ASEAN,
Thủ tướng Phan Văn Khải cũng nhấn mạnh về “mối quan hệ gắn bó giữa
nhu cầu phát huy nội lực và hợp tác quốc tế” trong nỗ lực đương đầu với
cơn bão tài chính tiền tệ, duy trì nhịp độ tăng trưởng kinh tế.
Nội lực kinh tế của một nước bao gồm nhiều yếu tố: lao động, tài
nguyên, đất đai, kỹ thuật, công nghệ... và đồng vốn, trong đó đồng vốn có
vai trò rất quan trọng. Tốc độ tăng trưởng kinh tế được quyết định bởi khối
lượng đồng vốn được tích lũy của nền kinh tế và được đưa vào đầu tư. Tuy
nhiên, như một võ sư muốn phát huy nội lực phải khai thông các huyệt đạo,
nền kinh tế muốn huy động đồng vốn từ bên trong cần phải phá vỡ những
tắc nghẽn đang là nguyên nhân khiến nó bị bất động, không sinh sôi nảy nở
và không được đưa vào dòng chảy của đầu tư.
Điều bất ngờ là trở ngại đầu tiên cho việc khai thông nguồn vốn trong
nước nằm ở chỗ cách thức mà người dân trong nước thực hành tiết kiệm.
Hành động tiết kiệm là tốt cho nền kinh tế, điều này thấy rõ nét nhất ở Nhật