các nước trong khu vực chính là thử thách lớn nhất đối với ý chí, nghị lực
của dân tộc Việt về tương lai cường thịnh của đất nước mình. Rõ ràng là
trong cuộc chạy đua trên đường băng phát triển kinh tế, thách thức đối với
chúng ta hết sức to lớn trong khi hành trang của chúng ta lại rất khiêm tốn.
Đây phải là mối ưu tư hàng đầu của cộng đồng dân tộc Việt, bây giờ và
nhiều năm sau nữa. Phải ý thức đầy đủ thách thức khó khăn này, chúng ta
mới thấy hết được sự cần thiết phải có những chuẩn bị hoàn hảo - như các
nước bạn láng giềng - cho những bước chạy của chúng ta tiến vào thế kỷ
XXI. Một sự thất bại, nếu xảy ra, sẽ không dẫn đến điều gì khác ngoài mất
tự chủ về kinh tế.
Để vượt qua thử thách, chúng ta không được ỷ lại, bám víu vào huyền
thoại về sự phong phú của tài nguyên đất nước, về sự dồi dào của nhân lực,
về giá lao động rẻ… Tài nguyên đất nước hãy còn nằm trong lòng đất, sự
giàu có mà chúng ta đáng được hưởng vẫn còn là tiềm năng. Và tiềm năng
sẽ mãi mãi chỉ là tiềm năng nếu chúng ta không thể vận dụng trí tuệ để tìm
ra phương sách tối ưu khai thác chúng, sử dụng chúng có ích và không
hoang phí, biến chúng thành sự cường thịnh của đất nước, dân tộc.
Thời kỳ phát triển có những vấn đề của nó và chỉ có giải quyết tốt những
vấn đề đó mới tạo được cơ may cho phát triển kinh tế.
ƯU TIÊN PHÁT TRIỂN KINH TẾ
Từ lâu, hầu như chúng ta chỉ quan tâm nhiều đến việc xây dựng cơ cấu
kinh tế, các mối quan hệ giữa chúng và phương cách quản lý theo một mô
hình đã vạch sẵn mà xem nhẹ việc xác lập mục tiêu kinh tế ưu tiên dựa trên
nguyên tắc hiệu quả. Chẳng hạn, chúng ta thường tranh luận nhiều về cách
làm thế nào để đảm bảo vai trò chủ đạo của kinh tế quốc doanh mà không
quan tâm đến vấn đề là sự chủ đạo đó có đóng góp tốt hơn hay không cho
mục tiêu tăng trưởng kinh tế, tăng sản lượng, tăng thu nhập quốc dân và
nâng cao mức nhân dụng… Chúng ta dễ dàng hài lòng với các kết quả hợp
tác hóa nông nghiệp, cải tạo công nghiệp mà quên tính đến những biến