cải cách mở cửa; ba giai đoạn phấn đấu - ba bước đi, từ no ấm,
khá giả đến 50 năm đầu thế kỷ XXI thực hiện giấc mơ nước giàu
mạnh; một đại chiến lược phát triển hòa bình - giấu mình chờ thời,
có sự thành đạt.
“Cải cách mở cửa của Trung Quốc phải làm tốt hơn Duy tân
Minh Trị của Nhật Bản” Công cuộc Duy tân Minh Trị là một kiểu mẫu
về cải cách chấn hưng đất nước. Ngay từ ngày 24 tháng 5 năm
1975 Đặng Tiểu Bình đã chỉ ra: Duy tân Minh Trị là công cuộc hiện
đại hóa do giai cấp tư sản mới nổi lên tiến hành; chúng ta là giai
cấp vô sản, ta nên và có thể làm tốt hơn họ. Ngày 15 tháng 4 năm
1985, Đặng Tiểu Bình nhấn mạnh: “Việc chúng ta hiện nay đang làm
là việc Trung Quốc mấy nghìn năm nay chưa từng làm. Cuộc cải
cách này chẳng những ảnh hưởng tới Trung Quốc mà còn ảnh hưởng
tới thế giới”. Mục tiêu của Đặng Tiểu Bình là tiến hành một sự
nghiệp vĩ đại “ảnh hưởng tới thế giới”. Ông cho rằng: Công cuộc cải
cách của chúng ta là một loại thử nghiệm chẳng những ở Trung
Quốc mà cũng là thử nghiệm trong phạm vi quốc tế; chúng ta tin
là cuộc cải cách này sẽ thành công. Nếu thành công thì có thể cung
cấp một số kinh nghiệm nào đó cho sự nghiệp xã hội chủ nghĩa
trên thế giới và sự phát triển của các nước chưa phát triển. Dĩ nhiên
không phải là bê nguyên xi cho nước khác.
Ngày 7 tháng 4 năm 1990, trong bài phát biểu quan trọng “Chấn
hưng dân tộc Trung Hoa”, Đặng Tiểu Bình nói: “Sau Hội nghị toàn
thể Trung ương lần III khóa XI, chúng ta tập trung lực lượng làm
bốn hiện đại hóa, hướng tới việc chấn hưng dân tộc Trung Hoa.
Trong một thời gian không lâu, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa
sẽ trở thành một nước lớn về kinh tế, hiện nay đã là một nước lớn
về chính trị rồi. Chiếc ghế tại Liên Hợp Quốc là của nước Cộng
hòa Nhân dân Trung Hoa. Người Trung Quốc cần phấn chấn
lên. Đại lục Trung Quốc đã có cơ sở khá tốt. Chúng ta còn có mấy