GIẤC MƠ TRUNG QUỐC - Trang 29

Mười mấy năm nay Ohmae Kenichi nhiều lần đi lại giữa Nhật

và Trung Quốc, hiện nay mỗi năm ông định kỳ đến Trung Quốc
tám lần. Ông nói: “Ngày nay nghiên cứu thế giới không thể không
nghiên cứu Trung Quốc”. Ông cho rằng sau cuộc khủng hoảng tài
chính lần này nước Mỹ đã rớt xuống thành một quốc gia hoàn
toàn không còn phong độ và tư cách lãnh tụ thế giới nữa. Trong
cuốn “Tạm biệt nước Mỹ?” ông kê ra ba đơn thuốc cho nước Mỹ:
thứ nhất là xin lỗi toàn thế giới, thừa nhận mấy sai lầm lớn phạm
phải trong tám năm qua như tấn công Afghanistan, chiếm Iraq,
gây ra cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu; thứ hai là trở thành một
phần của thế giới, bàn bạc làm mọi việc, không được làm bá
quyền; thứ ba là từ bỏ chiến tranh.

Cái sáng suốt biết mình của Nhật Bản, khả năng thích ứng của

Nhật Bản đối với sự thay đổi tình hình thế giới thể hiện ở chỗ nước
Nhật sau hơn 100 năm “Thoát Á nhập Âu” nay lại cao giọng muốn
“Thân Mỹ nhập Á”, “Thoát Âu nhập Á”. Thế hệ mới các nhà chính trị
Nhật cho rằng thế giới đang phát triển theo hướng lưỡng cực hóa là
Mỹ và Trung Quốc, Nhật phải trở thành một cây cầu trên Thái
Bình Dương, phát huy tác dụng cầu nối giữa Mỹ với Trung Quốc.
Nhật cần thay đổi chính sách ngoại giao “Theo đuôi Mỹ”. Trong nửa
đầu năm 2009, tỷ trọng buôn bán của Nhật với Trung Quốc là
20,4%, với Mỹ là 13,7%, nhưng năm 1990 tỷ trọng buôn bán của Nhật
với Mỹ là 27,4%, với Trung Quốc chỉ có 3,5%. Đây cũng là lần đầu
tiên sau chiến tranh tỷ trọng buôn bán của Nhật với Trung Quốc
vượt quá mức 20% và với châu Á đã vượt quá 50%; Nhật đã hình
thành sự ỷ lại vào buôn bán với châu Á, trong đó Trung Quốc là
trung tâm.

Người Mỹ: “Phương án Bắc Kinh” sẽ thay cho “Đồng thuận

Washington”

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.