phải áp dụng phương thức và mô hình kiểu Mỹ là đóng quân khắp
thế giới, tồn tại trên khắp thế giới. Song le, lực lượng quân sự
tương lai của Trung Quốc phải có năng lực chiến lược có thể bảo vệ
hữu hiệu lợi ích quốc gia, bảo vệ hữu hiệu hòa bình thế giới và cùng
phát triển trên phạm vi toàn cầu.
Trung Quốc không được “tự hạn chế võ công”
Trên vấn đề đối phó với “thuyết Trung Quốc đe dọa” mà một
số thế lực trên thế giới đang làm rùm beng, có người đưa ra
“thuyết tự phế bỏ võ công” của Trung Quốc, “chỉ cần ta giải trừ
vũ trang hạt nhân của mình thì Mỹ sẽ không dám đánh ta, vì nếu
làm như vậy, Mỹ sẽ bị cả thế giới lên án, nhân dân Mỹ cũng sẽ đứng
lên lật đổ chính phủ mình”. Có người còn chủ trương Trung Quốc
nên giảm chi phí quân sự và giảm bớt lực lượng quân sự nhằm thể
hiện thiện chí, để cho Mỹ yên tâm. Trên thực tế biện pháp thông
qua tự phế bỏ võ công để đổi lấy an ninh là không thể chấp nhận
được.
Khi xác định mục tiêu phát triển lực lượng quân sự, chúng ta
không được căn cứ vào mức độ cảm thụ của người khác đối với mối
đe dọa đến từ Trung Quốc mà phải căn cứ vào mức độ cảm thụ của
Trung Quốc đối với việc mình bị đe dọa. Ngày nay, khi ấn định
mục tiêu phát triển quân lực, bất cứ quốc gia nào trên thế giới
cũng đều không lấy bình luận và sự cảm thụ của cộng đồng quốc
tế làm tiêu chuẩn, mà căn cứ vào lợi ích và điều kiện của quốc gia
mình để quyết định. Trung Quốc lại càng không thể lấy nỗi e ngại
và nghi ngờ của các nước phương Tây đối với Trung Quốc để làm
căn cứ suy nghĩ về mục tiêu phát triển quân lực của mình.
Muốn đột phá sự ngăn chặn về dư luận của các nước phương Tây
đối với công cuộc tăng cường quân lực Trung Quốc thì phải tăng
cường “quyền phát ngôn quân sự” của Trung Quốc. Mục tiêu của