Số phận nước lớn còn hay mất chỉ trong một đêm
Ngày 14 tháng 7 năm 1789, dân chúng Paris đánh chiếm nhà
ngục Bastille. Đại cách mạng Pháp bùng nổ. Tối hôm ấy vị công
tước trông coi trang phục của nhà vua Pháp tâu lên nhà vua tình hình
xảy ra ở Paris. Louis XVI kinh ngạc hỏi: “Đây có phải là một cuộc nổi
loạn hay không?”. Vị công tước kia đáp: “Bẩm Bệ hạ, không phải. Đây
là một cuộc cách mạng”. Tối hôm ấy, nhà vua viết trong nhật ký
mấy chữ: “Hôm nay, không có chuyện gì”. Đây là một điển hình của
việc nhà vua thiếu ý thức lo xa hoạn nạn
George Kennan, nhà ngoại giao Mỹ từng đưa ra lý thuyết “ngăn
chặn”, viết trong bài “Nguồn gốc các hành vi của Liên Xô” như
sau: “Giả thử khối đoàn kết và hiệu quả của đảng [Cộng sản], một
công cụ chính trị, bị phá hoại, thì nước Nga Xô Viết có thể chỉ trong
một đêm từ quốc gia mạnh nhất biến thành quốc gia yếu nhất
và đáng thương nhất”. Sự sụp đổ của Liên Xô hùng mạnh cuối cùng
cũng diễn ra trong một đêm.
Mao Trạch Đông: sau đây 50 năm tình hình sẽ càng nguy hiểm
Ngày 24 tháng 9 năm 1956, khi tiếp đoàn đại biểu Liên minh
những người Cộng sản Nam Tư dự đại hội VIII Đảng Cộng sản Trung
Quốc, Mao Trạch Đông nói: “Cần thời gian từ 50 đến 100 năm để
thực hiện mục tiêu Trung Quốc trở thành một quốc gia giàu mạnh”.
“Trung Quốc trong tương lai sẽ biến đổi như thế nào, điều đó tùy
thuộc sự phát triển. Trung Quôc có thể mắc sai lầm, cũng có thể
biến chất”, “Sa đọa biến chất, quan liêu, chủ nghĩa nước lớn, kiêu
ngạo tự đại, Trung Quốc đều có thể phạm các sai lầm đó”. “Hiện
nay người Trung Quốc có thái độ khiêm tốn, sẵn lòng học hỏi người
khác. Nhưng chúng tôi cần đề phòng trong tương lai, sau đây 10
năm, 20 năm, tình hình sẽ nguy hiểm, sau đó 40, 50 năm lại càng
nguy hiểm nữa”. Đây là lời cảnh báo sớm mà lãnh tụ khai quốc Mao