trình giải quyết vấn đề phân phối, đảng Cộng sản Trung Quốc
hoàn toàn có năng lực biến Trung Quốc từ một nước “một nghèo
hai trắng”
thành một nước “một giàu hai công bằng”
Có chuyên gia nói, tỷ lệ phạm tội ở Nhật Bản thấp nhất trong
các nước phương Tây. Xã hội Nhật sau chiến tranh chẳng những
không xuất hiện phân hóa hai cực mà còn từng bước xóa bỏ sự khác
biệt giữa thành phố với nông thôn. Đa số người Nhật cho rằng
nước họ là một “xã hội bình đẳng”, “xã hội không có tầng lớp”, “xã
hội đồng chất”. Nước Nhật xây dựng được một hệ thống tiền
lương tương đối bình đẳng, chênh lệch thu nhập giữa tầng lớp cán
bộ quản lý doanh nghiệp với công nhân viên tương đối nhỏ; thuế
suất biểu thuế thu nhập cá nhân đối với nông hộ, hộ cá thể và
doanh nghiệp tư nhân vừa và nhỏ tương đối thấp; tại Nhật Bản
nếu có 10 đồng thì chỉ chi phối được 3 đồng. Chế độ phân phối
của cải ở Nhật làm cho nước này khi thuận lợi thì “mát mặt trỗi dậy”,
khi khó khăn lại có thể “sa sút một cách có thể diện”.
Kinh tế thị trường xã hội chủ nghĩa trong quá trình thúc đẩy kinh
tế phát triển nhanh cũng làm cho hiện tượng tham nhũng tăng lên.
Tham nhũng là nhân tố dẫn đến hậu quả nhà nước suy sụp; không
chống tham nhũng thì Trung Quốc khó có thể trỗi dậy; nhưng
chống tham nhũng không đúng cách thì cũng ảnh hưởng tới sự trỗi
dậy. Trước kia trong xây dựng kinh tế, Trung Quốc từng một thời
gian thực hiện “chủ nghĩa xã hội không tưởng”, đi con đường vòng
“Đại Nhảy vọt”. Trung Quốc trong xây dựng chính trị cũng không
được làm “chủ nghĩa dân chủ không tưởng”, không được sa vào vũng
lầy “đại dân chủ”. Cần thích ứng với tình hình trong nước mình,
cần tuân theo quy luật của mình để đi con đường xây dựng nền dân
chủ đặc sắc Trung Quốc, qua đó ngăn chặn có hiệu quả tai hại của
nạn tham nhũng.