GIẤC MƠ TRUNG QUỐC - Trang 474

công rất lớn trong hai cuộc Thế chiến, nhất là Thế chiến II, đặc biệt trên
mặt trận Thái Bình Dương, Mỹ chiến đấu kiên cường với Phát xít Nhật,
buộc Nhật đầu hàng, tạo điều kiện cho nhiều nước Châu Á giành được độc
lập, thoát khỏi chế độ thuộc địa.
Chính sách mở cửa, tức Open Door Policy, do Bộ trưởng Ngoại giao Mỹ
John Hay đề xuất năm 1899 đẻ áp dụng cho Trung Quốc khi nước này bị
các nước Phương Tây bắt nạt và xâm lược. Trung Quốc cho rằng chính
sách này nhằm để quân bình lợi ích các nước phương Tây trong việc xâu xé
Trung Quốc.
Chiến tranh Phổ - Pháp: diễn ra trong thời gian 1/1870 - 5/1871, do Pháp
tuyên chiến trước, kết thúc bằng thằng lợi của Phổ, đem lại sự thống nhất
Đế Chế Đức dưới sự cai trị của vua WilhelmI và đánh dấu sự sụp đổ của
hoàng đế Pháp Napoléon III vad Đệ nhị đế chế Pháp, sau đó được thay
bằng nền Cộng hòa thứ III. Vùng Alsace - Lorraine bị Phổ chiếm cho đến
khi Thế chiến I kết thúc. Hồi ấy Bismarck đang là Thủ tướng phục vụ triều
đình Hoàng Đế Phổ Wilhelm I.
Nghị viện chế hiến (hoặc lập hiến): constituent assembly.
Văn hóa Hobbles: nền văn hóa chịu ảnh hưởng của Thomas Hobbles, (xem
chú thích 1 chương III), nhà triết học chính trị theo chủ nghĩa duy vật máy
móc, ủng hộ chế độ quân chủ, đề ra thuyết Khế ước, có ảnh hưởng lớn tới
thế giới.
Văn hoa Locke: nên văn hóa chịu ảnh hưởng của John Locke, 1632 - 1704,
triết gia duy vật người Anh, sáng lập chủ nghĩa Kịnh nghiệm, chứng minh
tri thức của nhân loại bắt nguồn từ thế giới cảm tính, là người đầu tiên trình
bày toàn diện tư tưởng dân chủ hiến chính, chủ trương chính thể quân chủ
lập hiến, có ảnh hưởng tới triết học và chính trị thế giới.
Văn hóa Kant: nền văn hóa chịu ảnh hưởng của triết gia Đức Im - manuel
Kant, 1724 - 1804, người sáng lập triết học duy tâm cổ điển Đức, chủ
trương tri thức của nhân loại là hữu hạn.
Bức màn sắt (Iron Curtain) là từ để gọi biên giới địa lý, biến giới tư tưởng
mang tính biểu tượng chia cắt Châu Âu thành hai khu vực riêng từ cuối Thế
chiến II đến cuối Chiến tranh lạnh (1991). Tháng 2/1946, Stalin phát biểu

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.