thế giới. Năm 1860, số dân nước Anh chỉ chiếm 2% tổng số dân
toàn thế giới, 10% tổng số dân châu Âu, thế mà sản phẩm công
nghiệp do Anh sản xuất lại chiếm 40 - 50% tổng sản lượng toàn
thế giới và 55 - 65% tổng sản lượng của châu Âu. Nước Anh thời đại
công nghiệp hóa là nhà máy của thế giới; đó là cơ sở vật chất để
nước Anh dẫn đầu thế giới, xưng bá thế giới và cống hiến cho
thế giới.
Mỹ trở thành quốc gia quán quân cũng là do nước này có cống
hiến mang tính khai sáng kỷ nguyên mới của thế giới. Marx từng
hết lời ca ngợi nước Mỹ là “Nơi trước nhất sinh ra tư tưởng nước
cộng hòa dân chủ vĩ đại”, ca ngợi bản “Tuyên ngôn Độc lập” do các
thuộc địa ở Bắc Mỹ công bố năm 1776 là “Tuyên ngôn đầu tiên
về quyền con người”. Marx còn đánh giá cao bản “Tuyên ngôn Giải
phóng” của Mỹ năm 1863. Ông từng thay mặt Quốc tế I gửi lời chúc
mừng chan chứa nhiệt tình: “Công nhân châu Âu tin chắc là, cũng
như cuộc chiến tranh Độc lập của Mỹ đã mở ra kỷ nguyên mới giai
cấp tư sản giành thắng lợi, cuộc chiến tranh chống chế độ nô lệ
của Mỹ sẽ mở ra kỷ nguyên mới giai cấp công nhân giành thắng lợi.
Họ tin rằng cuộc chiến đấu chưa từng có trong lịch sử do người
con trung thành của giai cấp công nhân Abraham Lincoln3 lãnh đạo
đất nước mình tiến hành nhằm giải phóng các chủng tộc bị nô
dịch và cải tạo chế độ xã hội là tiếng nói mở đầu của một thời đại
sắp tới”.
Với việc mở ra thời đại tin học hóa, nước Mỹ cũng đi ở hàng đầu
thế giới, có cống hiến hàng đầu. Năm 1992, sau khi được bầu
làm Tổng thống Mỹ, ông Clinton đã áp dụng chiến lược phát triển
về sau được gọi là “kinh tế học Clinton”, trong đó có một biện pháp
chiến lược quan trọng là đẩy mạnh chính sách sản nghiệp công
nghệ, tận dụng ưu thế lực lượng mạnh về nhân tài và khoa học kỹ
thuật của nước Mỹ, dẫn đầu trào lưu mới phát triển công nghệ điện