Không những thế, trong quá trình Trung Quốc hòa bình trỗi
dậy còn xuất hiện hiện tượng “Trung Quốc đại phát triển, nước Mỹ
được lợi lớn”. Mỹ là kẻ gặt hái được nhiều nhất các món lợi từ sự
trỗi dậy của Trung Quốc. Trong cuốn “Thế giới phẳng: câu chuyện
tóm tắt của thế kỷ XXI”, một người Mỹ là Thomas Friedman viết:
Sự phát triển nhanh chóng của Trung Quốc có lẽ sẽ ảnh hưởng tới
việc làm của công nhân ngành chế tạo ở một số nước, nhưng đối
với những người tiêu dùng khắp nơi trên thế giới thì các sản phẩm
rẻ tiền của Trung Quốc đúng là tin mừng trời cho. Tạp chí
“Fortune” số ra ngày 4 tháng 10 năm 2004 trích dẫn các số liệu
nghiên cứu của Morgan Stanley cho biết, kể từ thập niên 90 thế kỷ
XX, các sản phẩm rẻ tiền của Trung Quốc đã tiết kiệm cho người
tiêu dùng Mỹ khoảng 600 tỷ USD; chi phí nhập khẩu các chi tiết
máy mà các công ty ngành chế tạo Mỹ tiết kiệm được thì nhiều
không kể xiết. Các khoản chi phí tiết kiệm được ấy đã giúp
FED
có thể giữ mức lãi suất thấp lâu dài hơn, nhờ đó dân chúng
Mỹ có khả năng mua nhà ở, các nhà buôn cũng có thể có nhiều vốn
hơn để đổi mới việc kinh doanh. Hiện tượng “Trung Quốc phát triển,
thế giới hưởng lợi”, “Trung Quốc đại phát triển, nước Mỹ hưởng lợi
lớn” đúng là một kỳ quan trong lịch sử thế giới.
Không thể coi lợi ích bá quyền là lợi ích cốt lõi của quốc gia
quán quân
Các quốc gia quán quân xuất hiện trong lịch sử thế giới cận đại
đều coi địa vị bá quyền là lợi ích cốt lõi của quốc gia để bảo vệ và
giữ gìn, nhưng các quốc gia quán quân tiềm tại thì lại luôn luôn coi
việc giành lấy địa vị bá quyền là lợi ích cốt lõi của quốc gia để tìm
kiếm, theo đuổi. Kết quả dẫn tới vòng tuần hoàn ác tính trỗi dậy
và ngăn chặn. Trong bầu không khí của chủ nghĩa yêu nước “lợi ích
quốc gia trên hết”, “lợi ích quốc gia là thiêng liêng nhất”, “lợi ích
quốc gia muôn năm”, bất cứ thứ gì chỉ cần được dán nhãn mác