boson yếu và của gluon, tức là "spin 2".
Trong bối cảnh của lý thuyết dây, spin - cũng giống như khối lượng và các
tích lực - gắn liền với mode dao động của dây. Cũng như với các hạt điểm,
sẽ là sai lầm nếu ta coi spin được mang bởi một dây như là sự quay thực sự
của nó trong không gian. Cần nhớ rằng đó chỉ là một hình ảnh gần đúng mà
thôi. Nhân tiện đây, ta cũng làm sáng tỏ thêm một vấn đề quan trọng mà ta
đã gặp trước đây. Năm 1974, khi Scherk và Schwarz tuyên bố rằng lý
thuyết dây cần được coi là một lý thuyết lượng tử chứa đựng được cả lực
hấp dẫn, họ đã làm như vậy là bởi vì họ đã tìm thấy rằng các dây nhất thiết
phải có một mode dao động tương ứng với một hạt không có khối lượng và
có spin 2, đó là những dấu hiệu đặc trưng của graviton. Mà ở đâu có
graviton thì ở đó có hấp dẫn.
Với những hiểu biết đó về khái niệm spin, bây giờ chúng ta hãy quay trở lại
vai trò của nó trong việc phát hiện ra lỗ hổng trong định lý Coleman -
Mandura liên quan tới những đối xứng khả dĩ của tự nhiên mà ta đã nói tới
trong mục trước.
Nói một cách chính xác hơn, spin 1/2 có nghĩa là mômen động lượng
ứng với chuyển động "tự quay" của electron bằng h