GIAI ĐIỆU GIÂY VÀ BẢN GIAO HƯỞNG VŨ TRỤ - Trang 358

spin của mode dao động tạo thành trong mỗi lý thuyết. Trong lý thuyết loại
IIB, hoá ra là spin của tất cả các hạt đều có cùng một hướng, trong khi đó ở
lý thuyết loại IIA, chúng có hai hướng. Tuy nhiên, mỗi lý thuyết đều bao
hàm siêu đối xứng. Hai lý thuyết Heterotic cũng khác nhau tương tự nhưng
phức tạp hơn nhiều. Các dao động theo chiều kim đồng hồ của hai lý thuyết
này nhìn giống như những dao động có trong lý thuyết dây loại II (khi chỉ
xét những dao động thuận chiều kim đồng hồ thì các lý thuyết loại IIA và
loại IIB là như nhau), nhưng những dao động ngược chiều kim đồng hồ của
chúng thì lại là những dao động của lý thuyết bosonic (tức là lý thuyết dây
đầu tiên). Mặc dù, lý thuyết bosonic có những vấn đề không thể giải quyết
nổi khi được chọn cho cả dao động thuận chiều cũng như ngược chiều kim
đồng hồ, nhưng vào năm 1985 David Gross, Jeffrey Harvey, Emill
Martinec và Rayn Rhom (hồi đó tất cả họ đều làm việc ở Princeton và được
mệnh danh là “bộ tứ dây của Princeton”) đã chứng minh được rằng một lý
thuyết hoàn toàn OK sẽ xuất hiện nếu như các dây bosonic được sử dụng
kết hợp với các dây loại II. Một đặc tính khá lạ lùng của sự kết hợp này là,
từ những công trình của Cluade Lovelace thuộc Đại học Rutgers công bố
năm 1971 và của Richard Brower thuộc Đại học Boston, Peter Goddard
thuộc Đại học Cambridge và Charles Thorn thuộc Đại học Florida công bố
năm 1972, người ta đã biết rằng dây bosonic đòi hỏi một khoảng thời gian
26 chiều còn các siêu dây chỉ đòi hỏi 10 chiều. Và như vậy cấu trúc dây
heterotic là một sự lai tạp lạ (heterosis – gốc từ tiếng Hy Lạp heteros có
nghĩa là khác, là lai tạp), trong đó những mode dao động ngược kim đồng
hồ sống trong 26 chiều còn những mode dao động thuận chiều kim đồng hồ
lại sống trong 10 chiều. Trước khi bạn thử tìm hiểu ý nghĩa của sự thống
nhất lạ lùng đó, thì Gross và các cộng tác viên của ông đã chứng minh được
rằng 16 chiều phụ thêm của các dây bosonic được cuộn thành một trong hai
dạng hình xuyến rất đặc biệt có số chiều cao, từ đó mà xuất hiện các lý
thuyết heterotic – 0 và E. Do 16 chiều phụ thêm này cuộn rất chặt nên hai
lý thuyết đó xử sự như thực sự chỉ có 10 chiều, hệt như trong các lý thuyết
loại II. Và cả hai lý thuyết này cũng bao hàm cả siêu đối xứng. Cuối cùng,
lý thuyết loại I và họ hàng gần gũi của lý thuyết loại IIB, trừ một điều là

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.