GIAI ĐIỆU GIÂY VÀ BẢN GIAO HƯỞNG VŨ TRỤ - Trang 48

nhau và đều bằng 300.000km/s. Giá trị này được đo với độ chính xác cao
và không ngừng tăng lên nhờ những dụng cụ đo ngày càng tinh xảo hơn.
Hơn nữa, cả một kho tàng những thí nghiệm chi tiết khác được thực hiện
trong gần một thế kỷ qua – những thực nghiệm đo trực tiếp vận tốc ánh
sáng trong những điều kiện khác nhau cũng như sự kiểm chứng nhiều hệ
quả suy ra từ đặc tính đó của ánh sáng – tất cả đều khẳng định tính không
đổi của vận tốc ánh sáng.
Nếu như bạn thấy tính chất đó của ánh sáng là khó nuốt, thì bạn hoàn toàn
không đơn độc. Vào đầu thế kỷ XX, các nhà vật lý đã tìm đủ mọi phương
cách để chối bỏ nó. Nhưng họ đã không thể làm được. Trái lại, Einstein đã
chọn cách chấp nhận sự không đổi của vận tốc ánh sáng, vì đây chính là
câu trả lời cho sự xung đột đã từng khiến cho ông trăn trở từ tuổi thiếu
niên: bất chất bạn cố sức đuổi theo chùm ánh sáng như thế nào đi nữa thì
nó vẫn cứ chạy ra xa bạn với vận tốc ánh sáng. Bạn không bao giờ có thể
làm cho vận tốc biểu kiến của ánh sáng nhỏ hơn 300.000km/s một li nào
chứ đừng nói tới chuyện làm cho nó dừng lại. Vậy là vấn đề đã được khép
lại. Nhưng thắng lợi đó không phải là nhỏ. Einstein đã nhận thấy rằng sự
không đổi của vận tốc ánh sáng đã dẫn đến sự sụp đổ của vật lý Newton.

[1]

Nói một cách chính xác hơn, vận tốc của ánh sáng trong chân không

mới là 300.000km/s. Khi ánh sáng truyền qua một môi trường chất, như
không khí hoặc thuỷ tinh, chẳng hạn, vận tốc của nó giảm na ná như một
hòn đá rơi từ vách núi xuống biển, khi đi vào nước sẽ chuyển động chậm
lại. Sự chậm lại của ánh sáng so với trong chân không không có ảnh hưởng
gì đối với sự thảo luận của chúng ta về tính tương đối cả, vì vậy chúng tôi
đã không đề cập tới.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.