tác với public nhiều hơn. Mục tiêu trong 10 kiếm, 10 gậy ko chỉ là xây một tòa lâu đài (10 tiền) sống
hạnh phúc mãi mãi về sau (10 cốc) với những người thân yêu, mà nó là chiến thắng cuộc chiến (về
năng lượng, về ý tưởng, ý nghĩ) với nhiều người “xa lạ” khác, tương tác với cả thiên hạ, cả thế giới (Bộ
cốc – tiền vốn passive, hướng nội, bộ kiếm, gậy active, hướng ngoại). Chắc vì thế mà nó nhiều khó
khăn và trắc trở hơn chăng?
Thiên hạ 9 người 10 ý, nên có lẽ muốn chiều lòng cả thiên hạ thì sẽ có kết cục như 10 kiếm, 10 tiền
vậy.
:))
+ Phil:
1. Trong hệ thống huyền học, ý nghĩa của từng lá bài được rút kết từ các giá trị huyền học gốc mà nó
mang theo (chiêm tinh, nguyên tố, kinh thánh, cây sinh thụ, giả kim, hồng hoa, ... tùy vào nhà huyền
học). Cho nên việc kết nối được (hay không được) trong xâu chuỗi 1-10 tương ứng với từng bộ là một
giả thiết phụ thuộc vào các yếu tố cấu thành mà chúng ta chấp nhận. Nói cho ngắn gọn, việc cho rằng
ý nghĩa lá bài từ 1-10 phải tương thích hoàn toàn với cả 4 bộ đầu hình trong tarot không phải luôn luôn
đúng (tùy thuộc vào hệ thống ta sử dụng).
2. Trong quan niệm tâm lý học, bằng sự kết hợp hình ảnh và trí tưởng tượng, chúng ta có thể dựng lại
được một chu trình cho các lá bài từ 1-10, nhằm tạo cho nó một cấu trúc khả dĩ để "vét cạn" các hoàn
cảnh cụ thể trong đời sống. Điều này có thể hình dưới gốc độ xây dựng lý thuyết. Một trong các tiêu chí
của bói toán (cả triết học & khoa học nói chung), chính là khả năng vét cạn không gian nhập và xuất
(nói 1 cách khoa học là vét cạn tập X nguồn và Y nguồn bất kể hàm F(x) biến đổi X thành Y là gì). Một
trong cách phương pháp đó là biến đổi theo hàm n ngẫu biến. Cụ thể trong Tarot, chính là một hàm
tăng tiến từ 1-10, và ngẫu biến có thể là: độ hoàn thành của vấn đề (completion) từ thấp lên cao như
cách diễn giải của Ngọc Nguyễn, hoặc có thể là độ ổn định của vấn đề (stability) như cách diễn giải
của Az . Cả 2 hướng này đều hợp lý.
Mình chỉ xin bổ sung thêm 2 phương pháp diễn giải nữa, 1 phương pháp đó là dùng ngẫu biến là độ
tích cực-tiêu cực, 1 phương pháp dùng ngẫu biến là độ chủ động/bị động.
a. Diễn giải bằng độ tích cực/tiêu cực:
Bộ Kiếm: đó là một hàm giảm dần độ tích cực, tăng dần độ tiêu cực (chủ về mối quan hệ). Ban đầu bởi
2 kiếm, sự kiểm soát còn trong khả năng, rồi đau thương (3 kiếm), rồi lạc lối, trắc trở trong 6 kiếm, cho
đến không còn đường lui trong 8 kiếm và chết trong 10 kiếm.
Bộ Tiền: đó là một hàm tăng dần độ tích cực, giảm dần độ tiêu cực (chủ về tiền bạc). Ban đầu là không
làm chủ được tìền bạc trong 2 Tiền, nhiều tiền nhưng phụ thuộc ở 4 tiền, thành quả tích tụ trong 7 tiền,
rồi đến dư dả hoàn toàn 9 tiền, và viên mãn ở 10 tiền.
Bộ Cốc: đó là một hàm hình thung lũng, từ trên cao giảm xuống rồi lại tăng lên (chủ về cảm xúc). Ban
đầu là tăng từ sự hòa hợp ở 2 cốc đến bổ sung hợp tác ở 3 cốc, sau đó giảm lòng tin ở 5 cốc, hỗn độn
ở 8 cốc, rồi tăng trở lại từ đạt thành tựu ở 9 cốc, và viên mãn ở 10 cốc.
Bộ Gậy: đó là hàm hình núi, từ thấp tăng dần lên rồi lại giảm xuống lại (chủ về tinh thần). Ban đầu là từ
thấp, có bao nhiêu giữ bấy nhiêu ở 2 gậy, rồi tăng dần lên từ nhìn xa định lượng để tìm thêm ở 3 gậy,
xung đột dài hạn ở 5 gậy, cho đến đỉnh điểm chiến thắng ở 6 gậy. Sau đó thì giảm lại từ một đấu nhiều
ở 7 gậy, canh giữ đề phòng ở 9 gậy, và quá tải ở 10 gậy.
b. Diễn giải bằng chủ động bị động:
Các bộ được diễn giải bằng độ chủ động, bị động của nhân vật. Độ chủ động tăng lên rồi sau đó giảm
dần xuống. Mỗi bộ bị chi phối bởi các yếu tố Đất (tiền bạc), Lửa (tinh thần), Nước (tình cảm), Khí (quan
hệ).