Đầu tiên, chúng ta ghi nhận rằng cả 2 lá bài đều vẽ hai người thợ thủ công. Lá 3 tiền vẽ người thợ
đang điêu khắc trong một tu viện, bên cạnh anh ta là hai người đang đứng nhìn. Còn lá 8 tiền chỉ vẽ
một người thợ thủ công, đang chăm chú miệt mài điêu khắc. Như vậy, chúng ta ghi nhận rằng điểm
chung giữa hai lá này là chúng đều có khả năng đề cập tới công việc, trong Pictorial key, chúng chia sẻ
cùng nhau những keyword có vẻ same same, như là work, employment, métier, labor…
Nhưng nếu chỉ sa đà vào nghĩa “công việc”, thì chúng ta chỉ có thể tìm thấy duy nhất một “căn cứ” để
phân biệt giữa hai lá này. Đó là ở 3 tiền, đây là một người thợ lành nghề, còn ở 8 tiền, đây mới chỉ là
thợ học việc. Điều này có cơ sở dựa trên những gì Waite miêu tả về hai lá này trong Pictorial Key, cụ
thể, với 3 tiền, Waite sử dụng cụm từ “skilled labor”, với 8 tiền, ông sử dụng “skill…in the preparatory
stage” để miêu tả.
Tuy nhiên, nếu dựa theo căn cứ này để phân biệt, thì ta sẽ phát hiện ra một điều kì cục, đó là dòng
năng lượng từ lá 3 đến lá 8 ko đi lên như bình thường, mà lại đi xuống. Vì lẽ gì ở lá 3 người ta đã là
một thợ lành nghề, lên đến lá 8 lại trở thành thợ học việc? Vì lẽ gì người thợ học việc lại dễ dàng đạt
tới đỉnh cao tiền tài ở các lá 9, 10, trong khi đó, “thợ lành nghề” còn phải đi một chặng đường dài ở
4,5,6,7,8?
Vì lẽ đó, tôi cho rằng dựa vào skill trong công việc để phân biệt giữa 2 lá bài này là một căn cứ sai lầm.
3 và 8 khác nhau ko phải ở chỗ đâu là master, đâu là amateur. Cũng như bộ tiền vốn ko phải là câu
chuyện mà nội dung chánh yếu là về công việc, về người thợ thủ công, nó không phải là sự phát triển
năng lượng từ ace đến 10 xoay quanh các vấn đề về kĩ năng, kĩ xảo trong công việc, nâng cao năng
lực làm việc.
Bộ tiền là câu chuyện về cách mà chủ thể ứng phó, cư xử đối với thế giới vật chất. Pentacles vốn ám
chỉ đến physical world, mà tiền (money) hay tài chánh nói chung chỉ là 1 khía cạnh trong cái physical
world ấy. Nhưng để dễ hình dung về sự phát triền dòng năng lượng trong bộ tiền, ở đây ta sẽ chỉ tập
trung nói đến khía cạnh “money” như 1 ví dụ cụ thể. Như vậy, nếu nói theo nghĩa hẹp money để tiện
cho việc làm rõ sự khác nhau giữa 3 và 8, thì bộ tiền miêu tả cách thức mà người ta deal with money
(cư xử với nó, cho đi nó, nhận lại nó, kiếm ra nó, duy trì nó, kế thừa nó…)
Ở 2 tiền, là trường hợp ko thể tự chủ về tài chánh, ko hề dư dả, dầu rằng các lá hai vốn chủ sự cân
bằng, nhưng sự cân bằng ở đây là sự cân bằng tạm thời, như là sự cân bằng của chú hề đi trên dây,
tay phải tung hứng để giữ thăng bằng vậy. Chủ thể phải liệu cơm gắp mắm, khéo ăn thì no, khéo nằm
co thì ấm, còn không khéo thì toi (2 tiền ngược). Nếu nhìn về 2 tiền trong mô tả của Book T, ta sẽ thấy
nó đc mô tả như một cơ chế luân phiên giữa được và mất, mạnh và yếu… rất bấp bênh, ko ổn định, ko
dựa dẫm đc. (alternation of gain and loss; weakness and strength; everchanging occupation – Book T)
Sang đến 3 tiền, lúc này chủ thể đã có nguồn tài chánh đáng tin cậy hơn, có thể đủ chi tiêu, ko còn
phải tung hứng mà có thể chuyên tâm vào làm việc, tuy nhiên vẫn chưa thể tự chủ - độc lập về tài
chánh, vì nguồn tiền này là do người khác bơm cho (hai nhà đầu tư đứng bên cạnh) (trade, glory,
renown – Pic.Key, gain in commercial transactions, cleverness in business – Book T)
Đến 4 tiền, lá bài thể hiện một sự kiểm soát tài chánh ích kỉ, ko khôn ngoan (tiền giữ lại, ko thể sinh sôi,
người ta vẫn hay nói “Phải biết cách tiêu tiền mới biết cách kiếm tiền”) (Assured material gain…but
leading to nothing beyond…careful and orderly, but discontented – Book T)
Thế nên ở 5 tiền, chủ thể trải qua sự mất mát, trắng tay. (Loss of money or position – Book T)
Ở 6 tiền, chủ thể được cấp vốn làm lại từ đầu (Lord of material success) Bắt đầu từ 7 tiền, chủ thể đã
có sự độc lập – tự chủ về tài chánh, tức là tiền do chính mình tự kiếm ra, ko ai tới cho cả, nhưng vẫn
giữ một thái độ nôn nóng, vội vã, thất vọng khi chờ đợi thành quả. (Loss of apparently promising
fortune. Hopes deceived and crushed. Disappointment – Book T)