3. Thị giác bình thường hoặc phi thường xảy ra trong TNCT, ngay
cả khi cận tử nhân bị cận nặng hoặc mù bẩm sinh.
4. TNCT điển hình thường xảy ra khi đối tượng được gây mê tổng
quát, đây là lúc tri giác không hoạt động.
5. Sự hồi tưởng cuộc đời trong TNCT thường là những sự kiện có
thật đã xảy ra trước đó trong đời của các cận tử nhân. Dù những sự kiện đó
đã bị lãng quên suốt nhiều năm.
6. Khi các cận tử nhân gặp gỡ những linh hồn mà họ biết từ cuộc
sống trần tục của mình, hầu hết là những người thân quá cố.
7. Nội dung TNCT ở trẻ con, kể cả trẻ rất nhỏ cũng rất giống với
nội dung TNCT nơi trẻ lớn và cả người trưởng thành.
8. Nội dung TNCT luôn nhất quán trên toàn thế giới. Nội dung
TNCT từ các quốc gia Tây phương giống với nội dung TNCT tại các quốc
gia khác.
9. Các cận tử nhân thường có những thay đổi trong quãng đời còn
lại của mình do ảnh hưởng của TNCT. Sự thay đổi ấy thường mạnh mẽ và
kéo dài, và nội dung của sự thay đổi này cũng theo trình tự nhất quán.
Nghiên cứu của NDERF là nghiên cứu lớn nhất về TNCT cho đến
thời điểm này, nó cung cấp những bằng chứng khoa học đáng ghi nhận về
tính xác thực của TNCT. Việc kết hợp chín bằng chứng trên đã thuyết phục
tôi hoàn toàn tin rằng có sự sống sau cái chết. Những khám phá quan trọng
trong nghiên cứu của NDERF được chứng thực bởi những nghiên cứu sâu
sắc trước đây về TNCT suốt 30 năm qua. Đây là sự nghiên cứu có ý nghĩa
khoa học sâu sắc. Những phát hiện NDERF và những nghiên cứu khác về
TNCT dẫn đến kết luận nhất quán rằng ý thức con người không chỉ được
quyết định bởi não bộ. Tôi nhận thấy đây là một kết luận thú vị.
Chúng tôi vẫn muốn nghiên cứu sâu hơn nữa về TNCT. Cần lắm
một nghiên cứu khoa học chuyên sâu về TNCT với nhiều phương pháp linh