Thực ra có nhiều cận tử nhân kể lại tình trạng bị đe dọa tính mạng
rất đột ngột, như là tai nạn xe không thể lường trước được. Những TNCT
xảy ra nhanh đến nỗi cơ cấu bảo vệ tâm lý sẽ không có thời gian hình
thành.
Ngoài ra còn có những TNCT với sự hồi tưởng xảy ra trong trạng
thái gây mê toàn phần. Không có lý thuyết nào có thể giải thích được
TNCT xảy ra trong tình trạng hôn mê toàn phần vì về cơ bản các cận tử
nhân này không thể nhận biết được bất cứ điều gì. Lý giải thứ hai của
những người hoài nghi cho rằng sự hồi tưởng chỉ là sản phẩm của bộ não
chết dần, đó là sự sản sinh tia điện tác động đến khu vực xử lý trí nhớ trong
não bộ. Trên tạp chí Skeptical Inquirer, Black viết: “Những mảng trí nhớ về
cuộc đời của bạn hiện lên trước mắt bạn là không có thật. Đã từ lâu chúng
ta biết rằng sự kích thích nơi các tế bào tại thùy thái dương của não có thể
lập tức tạo ra những ký ức. Chứng động kinh thùy thái dương cũng có thể
tạo ra một trải nghiệm tương tự”.
Đúng thế chứ? “Kích thích” não được hiểu là kích thích điện của
não, đây là một phần của quy trình giải phẫu thần kinh đặc biệt. Não bộ sẽ
không còn cảm giác bị kích động nên chủ thể không còn cảm thấy đau đớn
gì. Những người nghi ngờ thường trích dẫn các nghiên cứu kích thích điện
não về giải phẫu thần kinh học của Tiến sĩ Wilder Penfleld. Nhà nghiên cứu
TNCT, Tiến sĩ Emily Willams Kelly và các cộng sự là Bruce Greyson và
Edward F.Kelly, xem xét lại nghiên cứu đã công bố của Tiến sĩ Penfield về
kích thích điện não và có những phát hiện như sau:
“Hầu hết các trải nghiệm mà Penfield viết thực tế có đôi chút giống
với TNCT được đề cập đến trong sách này. Chủ thể có thể nghe được tiếng
nhạc, hoặc tiếng hát, thấy những hình ảnh rời rạc, nghe giọng nói, cảm thấy
sợ hãi hoặc có những cảm xúc tiêu cực khác, hoặc trông thấy những hình
ảnh kỳ lạ thường được mô tả như là giấc mơ”.
Những nhà nghiên cứu khác viết về những trải nghiệm của bệnh
nhân trải qua trạng thái giống như trong nghiên cứu của Tiến sĩ Penfield