đạo quân sự, và thành viên chủ chốt trong Đảng Quốc xã. Trong Thế chiến I,
Goering là một phi công chiến đấu xuất sắc. Paul Reynaud (1878-1966):
chính trị gia người Pháp, nổi tiếng vì các quan điểm bảo vệ tự do kinh tế và
chống đối Đức. André Léon Blum (1872-1950): chính trị gia người Pháp, ba
lần làm Thủ tướng Pháp. Pierre Laval (1883-1945): chính trị gia người
Pháp, từng đứng đầu chính quyền Pháp giai đoạn 1935-1936. Stanley
Baldwin (1867-1947): chính trị gia người Anh, từng ba lần giữ chức Thủ
tướng Anh. Falange: chỉ các học thuyết và hành động của đảng phát xít
Falange của Tây Ban Nha. Léopold III (1901-1983): Vua Bỉ giai đoạn 1934-
1951. Édouard Daladier (1884-1970): chính trị gia người Pháp, giữ chức
Thủ tướng Pháp giai đoạn đầu của Thế chiến II. Hiệp ước Munich: một thỏa
thuận giữa Đức, Pháp, Anh, và Italy, cho phép Đức Quốc xã sáp nhập vào
lãnh thổ Đức những phần đất ở Tiệp Khắc, nơi có đa số người Đức ở. Hiệp
ước này được coi là một hành động nhân nhượng bất thành trước Đức nhằm
ngăn chặn nguy cơ chiến tranh, bởi sau đó Hitler lấn tới thôn tính toàn bộ
Tiệp Khắc. “Cuộc chiến tranh kỳ quặc”: chỉ giai đoạn tương đối yên bình
trong khoảng đầu của Thế chiến II. Ngày 3 tháng Chín năm 1939, sau khi
Đức Quốc xã tấn công nước đồng minh Ba Lan, Anh-Pháp tuyên chiến với
Đức. Tuy nhiên, sau khi tuyên chiến, Anh-Pháp lại không có hành động
quân sự đáng kể nào nhằm vào Đức và Đức đánh bại Ba Lan chỉ trong
khoảng năm tuần. Ngày 10 tháng Năm năm 1940, tám tháng sau khi liên
minh Anh-Pháp tuyên chiến với Đức, quân Đức tiến công vào Bỉ, Hà Lan,
và Luxembourg, đặt dấu chấm hết cho giai đoạn “cuộc chiến tranh kỳ quặc”.
Cung điện Palais-Bourbon: trụ sở của quốc hội Pháp. Duce: Thủ lĩnh, biệt
danh của Mussolini. Djibouti, Tchad: tên hai quốc gia ở châu Phi, thuộc địa
của Pháp thời đó. Nhắc đến Hiệp ước không xâm lược lẫn nhau giữa Đức và
Liên bang Xô viết (còn gọi là Hiệp ước Xô-Đức, Hiệp ước Molotov-
Ribbentrop, hay Hiệp ước Hitler-Stalin), được ký ngày 23 tháng Tám năm
1939 giữa Ngoại trưởng Vyacheslav Mikhailovich Molotov đại diện cho
Liên Xô và Ngoại trưởng Joachim von Ribbentrop đại diện cho Đức Quốc
xã. Hiệp ước này có hiệu lực cho tới khi Đức đơn phương phá vỡ khi tiến
quân xâm lược Liên Xô vào ngày 22 tháng Sáu năm 1941. Đường Saint-