học thêm được khóa đầu tiên của Học viện sáng tạo nói trên, dưới sự hướng
dẫn trực tiếp của thầy G.S. Altshuller.
Chịu ấn tượng rất sâu sắc do những ích lợi PPLSTVĐM đem lại cho cá
nhân mình, bản thân lại mong muốn chia sẻ những gì học được với mọi
người, cùng với sự khuyến khích của thầy G.S. Altshuller, năm 1977 người
viết đã tổ chức dạy dưới dạng ngoại khóa cho sinh viên các khoa tự nhiên
thuộc Đại học tổng hợp TpHCM (nay là Trường đại học khoa học tự nhiên,
Đại học quốc gia TpHCM). Những khóa PPLSTVĐM tiếp theo là kết quả
của sự cộng tác giữa người viết và Câu lạc bộ thanh niên (nay là Nhà văn
hóa thanh niên TpHCM), Ủy ban khoa học và kỹ thuật TpHCM (nay là Sở
khoa học và công nghệ TpHCM)… Năm 1991, được sự chấp thuận của lãnh
đạo Đại học tổng hợp TpHCM, Trung tâm Sáng tạo Khoa học – kỹ thuật
(TSK) hoạt động theo nguyên tắc tự trang trải ra đời và trở thành cơ sở
chính thức đầu tiên ở nước ta giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu
PPLSTVĐM.
Đến nay đã có vài chục ngàn người với nghề nghiệp khác nhau thuộc mọi
thành phần kinh tế, xã hội, từ Hà Nội đến Cà Mau tham dự các khóa học
từng phần hoặc đầy đủ chương trình 120 tiết của TSK dành đào tạo những
người sử dụng PPLSTVĐM.
TSK cũng tích cực tham gia các hoạt động quốc tế như công bố các công
trình nghiên cứu khoa học dưới dạng các báo cáo, báo cáo chính (keynotes)
tại các hội nghị, các bài báo đăng trong các tạp chí chuyên ngành và giảng
dạy PPLSTVĐM cho các cán bộ quản lý, giảng dạy, nghiên cứu ở nước
ngoài theo lời mời.
Năm 2000, tại Mỹ, nhà xuất bản Kendall/ Hunt Publishing Company xuất
bản quyển sách "Facilitative Leadership: Making a Difference with Creative
Problem Solving" (Tạm dịch là "Lãnh đạo hỗ trợ: Tạo sự khác biệt nhờ giải
quyết vấn đề một cách sáng tạo") do tiến sỹ Scott G. Isaksen làm chủ biên.
Ở các trang 219, 220, dưới tiêu đề Các tổ chức sáng tạo (Creativity
Organizations) có đăng danh sách đại biểu các tổ chức hoạt động trong lĩnh