ảnh của các đối tượng hoàn toàn chưa biết, chưa có, không thể tiếp thu thông
tin về các đối tượng đó trực tiếp thông qua các giác quan.
Trong lĩnh vực giải quyết vấn đề và ra quyết định, trí tưởng tượng chính
là tư duy bằng các hình ảnh để phân biệt với tư duy bằng các khái niệm
(ngôn ngữ). Hai loại suy nghĩ giải quyết vấn đề và ra quyết định này tạo nên
hệ thống thống nhất, không thể tách rời: Tạo tiền đề, bổ sung cho nhau,
chuyển hóa lẫn nhau, nếu dùng chúng đúng trong phạm vi áp dụng.
Quá trình tưởng tượng thường có mặt trong các công việc sau:
1. Xây dựng hình ảnh về các phương tiện hoạt động, các kết quả trung
gian và cuối cùng của hoạt động, khi chủ thể còn chưa bắt tay vào thực hiện
hoạt động đó.
2. Xây dựng chương trình xử trí khi gặp tình huống vấn đề không được
xác định một cách rõ ràng, có độ bất định cao.
3. Xây dựng những mô hình dưới dạng các hình ảnh trong đầu nhằm thay
thế các hoạt động thực sự trên thực tế. Ví dụ, bạn tưởng tượng bạn đang
thám hiểm rừng rậm Amazon.
4. Xây dựng các hình ảnh về đối tượng ứng với sự mô tả đối tượng. Ví dụ,
bạn đọc sách và tưởng tượng về các nhân vật, phong cảnh, tình huống... mô
tả trong sách.
Trí tưởng tượng cũng như tất cả các quá trình tâm lý khác là chức năng
của vỏ các đại bán cầu não. Nếu như cơ sở sinh lý của trí nhớ là kết nối các
đường liên hệ thần kinh tạm thời và tái hiện những gì được lưu giữ thì khi
tưởng tượng, hệ thống các mối liên kết đã được tạo thành trong quá khứ bị
tách ra rồi kết hợp lại theo cách mới. Về bản chất, cơ chế của trí tưởng tượng
là dựa trên các hình ảnh đã có để tạo ra các hình ảnh mới. Ngoài ra, khác với
liên tưởng (xem mục nhỏ 6.4.6. Liên tưởng), trí tưởng tượng còn gắn khá
chặt với việc tạo ra các xúc cảm mới nên nhiều nhà nghiên cứu cho rằng cơ
sở sinh lý của trí tưởng tượng không chỉ nằm trong vỏ não mà còn nằm ở cả
những phần sâu hơn: Vùng dưới đồi thị. Trí tưởng tượng trong nhiều trường
hợp còn tác động đến các cơ quan ngoại vi của cơ thể tương tự như các tác