- Chuyện “động trời” như thế, sao không ai xử lý gì nhỉ?
- Ô bác ơi! Ở xứ sở ta chuyện đó đâu phải chuyện động trời. Theo giới
sáng tác, chuyện “copy” ý tưởng, thậm chí tác phẩm người khác chỉ là
chuyện “tiếp thụ tinh hoa”. Thậm chí, có vị quan chức còn đưa ra tiêu
chuẩn: Giống 80% trở lên là đạo, giống từ 80% trở xuống là chuyện... bình
thường. Vì vậy, chàng “thí sinh” Trường Nguyễn Du khi bị phát hiện đạo
văn mới rất “hồn nhiên”: “Em cứ tưởng đấy là truyện của cô bạn gái em...”
- Đó là “hồn nhiên” đến phát ghét, đó là chuyện của giới truyền thông.
Các bác cần lên án mạnh vào.
- Lên án mãi rồi. Nhưng lời nói... gió bay. Đã đến lúc cần có hành động.
- Hành động thế nào?
– Đạo văn là nói cho hay. Nói trắng ra là ăn cắp, mà ăn cắp thì phải
nghiêm trị bằng luật pháp.” (Bài “Đạo và luật” của Văn Giang, đăng trên
báo “Tuổi Trẻ”, ra ngày 13/11/2005).
¤ “Tôi đang ngồi ở cửa hàng mua bán điện thoại di động của mình thì có
ba nhân viên quản lý thị trường ghé vào xin tiền cà phê rất trắng trợn.
Mấy lần trước vì chưa quen cái kiểu xin tiền trắng trợn này nên tôi đã cho,
nhưng lần này tôi từ chối thẳng, nêu lý do là cửa hàng bán không đủ tiền chi
phí. Sau vài lần năn nỉ không được, một anh nói: “Vậy thì cho tụi anh cái
thẻ cào đi”. Tôi tiếp tục từ chối và họ ra về.
Thấy tôi cương quyết không cho tiền nhân viên quản lý thị trường, nhân
viên của tôi cảnh báo: “Anh làm như vậy là sẽ khó kinh doanh vì sẽ bị kiếm
chuyện hoài”.
Không riêng gì tôi, nhiều cửa hàng mua bán điện thoại di động khác cũng
bị nhân viên quản lý thị trường xin tiền.
Kể lại chuyện này, tôi có thắc mắc là chẳng lẽ rất nhiều người biết việc đi
xin tiền cơ sở kinh doanh của nhân viên quản lý thị trường mà lãnh đạo của
họ không hề hay biết?” (Bài “Nhân viên quản lý thị trường đi xin!” của
Mạnh Hà, đăng trên báo “Tuổi Trẻ”, ra ngày 12/4/2006).