1
7
Linux cũng hỗ trợ phần lớn cho các ổ cứng chuẩn ESDI và MCA (bus độc quyền của
IBM).
Linux cũng có thể chạy trên các laptop họ 386.
Có một cách cài đặt Linux trên 8086 được biết đến dưới tên gọi ELKS (Embeddable
Linux Kernel Subset). Đây là một nhân Linux 16 bit được chủ yếu sử dụng trong các hệ
thống nhúng. Thực ra phiên bản Linux hiện nay không thể chạy được đầy đủ trên 8086 hay
286 bởi vì những bộ vi xử lý này không hỗ trợ cho việc chuyển đổi tác vụ cũng như quản lý
bộ nhớ.
Linux hỗ trợ đa quá trình cho các kiến trúc Intel MP.
Dưới đây là danh sách các bộ VXL mà Linux hỗ trợ:
Dòng 68000 của Amigas và Ataris hiện đang được triển khai nghiên cứu.
Các phiên bản GNU/Linux cũng được thử cài đặt cho các nền Alpha, Sparc, PowerPC, ARM.
Một dự án về Linux trên PPC cũng đã được tiến hành.
Apple đã hỗ trợ MkLinux trên các Power Macs dựa trên OSF của Mach vi nhân.
Linux cho máy 64 bit DEC Alpha/AXP.
Đang nghiên cứu về Linux cho MIPS, bắt đầu đối với R4 trên các máy Deskstation Type.
Hiện có 2 bản Linux cho dòng máy dùng họ vi xử lý ARM. Một là của vi xử lý ARM3 trên các
máy Acorn A5000 và nó còn bao gồm cả các thiết bị I/O cho 82710. Còn lại là cho họ vi xử lý
ARM610 của máy Acorn RISC PC.
Linux cho SPARC đang được tiến hành.
Có bản Hardhat cho các máy SGI/Indy.
Các yêu cầu về không gian ổ cứng
Đối việc cài đặt tối thiểu là 10 MB, chủ yếu là để thử chứ không có nhiều các tính năng
khác.
Ta có thể cài đặt thêm X với khoảng 80 MB. Nếu cài đặt cả bộ GNU/Linux sẽ cần
khoảng 500MB-1GB bao gồm cả mã nguồn và nhiều thứ khác nữa.
Các yêu cầu về bộ nhớ
Tối thiểu là 4MB. Ta có thể sử dụng swapping để chạy thêm các cài đặt khác. Linux nói
chung là chạy tương đối “thoải mái” với 4MB Ram nhưng các ứng dụng X Windows sẽ
chạy chậm bởi vì chúng cần phải thực việc swap vào ra trên đĩa.
Một vài ứng dụng hiện tại lại chỉ chạy bình thường với 128MB bộ nhớ vật lý chẳng hạn
như Netscape.
Sự tương thích với các hệ điều hành khác: DOS, OS/2, 386BSD, Win95
Linux sử dụng sắp xếp phân dạng giống như MS-DOS do đó nó có thể chia sẻ đĩa với
các hệ điều hành khác. Tuy vậy, điều này cũng có nghĩa là các hệ điều hành khác cũng có
thể không hẳn là hoàn toàn tương thích. Các trình Fdisk và Format của DOS thỉnh thoảng
lại có thể viết đè lên dữ liệu trong phân vùng của Linux bởi vì chúng có thể sử dụng các
thông tin phân vùng sai lệnh từ boot sector của phân vùng chứ không phải là từ bảng phân
vùng. Để tránh hiện tượng này, một ý tưởng là đưa về 0 địa chỉ bắt đầu của một phân vùng