GIÁO TRÌNH TRIẾT HỌC MÁC - LÊNIN - Trang 8

khi tiếp tục phát triển quan điểm chủ nghĩa duy vật thời cổ đại, chủ nghĩa duy vật giai
đoạn này chịu sự tác động mạnh mẽ của phương pháp tư duy siêu hình, máy móc -
phương pháp nhìn thế giới như một cỗ máy khổng lồ mà mỗi bộ phận tạo nên nó luôn
ở trong trạng thái biệt lập và tĩnh tại. Tuy không phản ánh đúng hiện thực nhưng chủ nghĩa
duy vật siêu hình cũng đã góp phần không nhỏ vào việc chống lại thế giới quan duy tâm
và tôn giáo, điển hình là thời kỳ chuyển tiếp từ đêm trường trung cổ sang thời phục
hưng.

+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng là hình thức cơ bản thứ ba của chủ nghĩa duy vật,

do C.Mác và Ph.Ăngghen xây dựng vào những năm 40 của thế kỷ XIX, sau đó được
V.I.Lênin phát triển. Với sự kế thừa tinh hoa của các học thuyết triết học trước đó và sử
dụng khá triệt để thành tựu của khoa học đương thời, chủ nghĩa duy vật biện chứng, ngay
từ khi mới ra đời đã khắc phục được hạn chế của chủ nghĩa duy vật chất phác thời cổ đại,
chủ nghĩa duy vật siêu hình và là đỉnh cao trong sự phát triển của chủ nghĩa duy vật. Chủ
nghĩa duy vật biện chứng không chỉ phản ánh hiện thực đúng như chính bản thân nó tồn
tại mà còn là một công cụ hữu hiệu giúp những lực lượng tiến bộ trong xã hội cải tạo
hiện thực ấy.

- Chủ nghĩa duy tâm:

Chủ nghĩa duy tâm chia thành hai phái: chủ nghĩa duy tâm chủ quan và chủ nghĩa

duy tâm khách quan.

+ Chủ nghĩa duy tâm chủ quan thừa nhận tính thứ nhất của ý thức con người.

Trong khi phủ nhận sự tồn tại khách quan của hiện thực, chủ nghĩa duy tâm chủ quan
khẳng định mọi sự vật, hiện tượng chỉ là phức hợp những cảm giác của cá nhân, của chủ
thể.

+ Chủ nghĩa duy tâm khách quan cũng thừa nhận tính thứ nhất của ý thức nhưng

theo họ đấy là là thứ tinh thần khách quan có trước và tồn tại độc lập với con người.
Thực thể tinh thần khách quan này thường mang những tên gọi khác nhau như ý niệm,
tinh thần tuyệt đối, lý tính thế giới,
v.v..

Chủ nghĩa duy tâm triết học cho rằng ý thức, tinh thần là cái có trước và sản

sinh ra giới tự nhiên; như vậy là đã bằng cách này hay cách khác thừa nhận sự sáng tạo
ra thế giới. Vì vậy, tôn giáo thường sử dụng các học thuyết duy tâm làm cơ sở lý luận,
luận chứng cho các quan điểm của mình. Tuy nhiên, có sự khác nhau giữa chủ nghĩa
duy tâm triết học với chủ nghĩa duy tâm tôn giáo. Trong thế giới quan tôn giáo, lòng
tin là cơ sở chủ yếu và đóng vai trò chủ đạo. Còn chủ nghĩa duy tâm triết học lại là sản
phẩm của tư duy lý tính dựa trên cơ sở tri thức và lý trí.

Về phương diện nhận thức luận, sai lầm của chủ nghĩa duy tâm bắt nguồn từ cách

xem xét phiến diện, tuyệt đối hóa, thần thánh hóa một mặt, một đặc tính nào đó của quá
trình nhận thức mang tính biện chứng của con người.

Cùng với nguồn gốc nhận thức luận, chủ nghĩa duy tâm ra đời còn do nguồn gốc

7

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.