http://www.ebook.edu.vn
2
bản phân biệt sản phẩm nhân tạo với sản phẩm tự nhiên. Văn hoá xuất hiện do sự
thích nghi một cách chủ động, và có ý thức của con người với tự nhiên, nên văn
hoá cũng là kết quả của sự thích nghi ấy.
Thứ hai, sự thích nghi này là sự thích nghi có ý thức và chủ động nên nó không
phải là sự thích nghi máy móc mà thường là sự thích nghi có sáng tạo, phự hợp với
giá trị chân - thiện - mỹ.
Thứ ba, văn hoá bao gồm cả những sản phẩm vật chất và tinh thần chứ không
chỉ riêng là sản phẩm tinh thần.
Thứ tư, văn hoá không chỉ có nghĩa là văn học nghệ thuật như thông thường ta
nói. Văn học nghệ thuật chỉ là bộ phận cao nhất trong lĩnh vực văn hoá.
1.1.2. Khái quát về văn hóa ẩm thực
* Khái niệm ẩm thực:
Theo từ điển tiếng Việt, “ẩm thực” chính là “ăn và uống”. Ăn và uống là nhu
cầu chung của nhân loại, không phân biệt màu da, sắc tộc, tôn giáo, chính kiến…,
nhưng mỗi cộng đồng dân tộc do sự khác biệt về hoàn cảnh địa lý, môi trường sinh
thái, tín ngưỡng, truyền thống lịch sử…nên đã có những thức ăn, đồ uống khác
nhau, những quan niệm về ăn uống khác nhau…từ đã hình thành những tập quán,
phong tục về ăn uống khác nhau.
Buổi đầu, sự khác biệt này chưa diễn ra, vì lý do đã, để giải quyết nhu cầu
ăn, con người hoàn toàn dựa vào những cái có sẵn trong thiên nhiên nhặt, hái lượm
được. Đã là con người ở trong giai đoạn “sẵn ăn”, “ăn tươi nuốt sống”. Tuy nhiên
đã là bước đường tất yếu loài người phải trải qua để đi tới chỗ “ăn ngon hơn, hợp
vệ sinh hơn, có văn hoá hơn” âu khi phát hiện ra lửa và duy trỡ được lửa. Từ đây,
một tập quán ăn uống mới đã dần dần hình thành, có tác dụng rất to lớn đến đời
sống của con người. Cùng với sự gia tăng dân số, mở rộng khu vực cư trú và những
tiến bộ trong hoạt động kinh tế, từ giai đoạn ăn sẵn, tước đoạt của thiên nhiên tiến
đến giai đoạn trồng trọt thuần dưỡng chăn nuôi, việc ăn uống của con người đã chịu
nhiều sự chi phối của hoàn cảnh mụi trường sinh thái, phương thức kiếm sống.
Những yếu tố chi phối này sẽ được nghiên cứu sâu hơn ở chương 2 “tập quán và
khẩu vị ăn uống”
Từ cách hiểu văn hoá và ẩm thực như trên, khi xem xét văn hóa ẩm thực phải
xem xét ở hai góc độ: Văn hoá vật chất (các món ăn ẩm thực) và văn hoá tinh thần
(là cách ứng xử, giao tiếp trong ăn uống và nghệ thuật chế biến các món ăn cùng ý
nghĩa, biểu tượng, tâm linh…của các món ăn đã). Như TS. Trần Ngọc Thêm đã
từng núi “Ăn uống là văn hoá, chính xác hơn là văn hoá tận dụng môi trường tự
nhiên của con người”.