GÒ CÔNG - XƯA VÀ NAY - Trang 259

C. GÒ-CÔNG NGÀY NAY

SINH HOẠT

Dân chúng Gò-công phần đông sống về nghề nông, một số ít sống về

nghề thương mãi, chài lưới v.v…

Căn cứ vào các nghề nêu trên, sự làm ăn sinh sống của dân chúng địa

phương được điều hòa và dễ dàng, nhờ nhẫn nại chịu khó hoạt động. Đối
với nông dân khi hết mùa lúa, họ trồng rẫy hoặc chăn nuôi để kiếm thêm
lợi. Ngoài ra, bãi biển Tân-thành và cửa Vàm-láng đã giúp một số rất đông
dân chài lưới sinh sống ở đây. Vào thời bình, ngư phủ Vàm-láng bắt được
nhiều cá vì lẽ vấn đề đi lại trên mặt biển và các con sông lân cận được dễ
dàng vào ban ngày cũng như ban đêm. Nhưng hiện nay vì thời cuộc chiến
tranh nên nghề chài lưới nơi đây bị hạn chế một phần nào. Có một số ít
nông dân, vì thời cuộc hiện tại không ở nơi chỗ hẻo lánh xa xăm được phải
tản cư ra gần quận lỵ, hoặc tỉnh lỵ, để lo việc buôn bán hoặc làm công cho
các xí nghiệp tiểu công nghệ hay các hiệu buôn trong thành phố, hoặc làm
các ngành khác như chạy xe, có một số ít đã khai thác ruộng lúa thành
những vườn trồng cây ăn trái, như cam, quít, xoài, mãng cầu, trái cerise và
thí nghiệm trồng củ hành tàu, tỏi, bắp cải, cà chua v.v…

SINH HOẠT TÔN GIÁO

Phần đông dân chúng Gò-công theo đạo Phật, một phần theo Khổng-

giáo, Tin-lành, Cao-đài, Công-giáo, Du-tăng Khất-sĩ, Tịnh-độ cư sĩ. Bản
chất của người Việt-Nam là khoáng đạt, sẵn sàng chấp nhận mọi điều phải,
mọi chơn lý. Từ khi ánh sáng Tây-phương soi rọi đến, người Việt-Nam
không câu nệ theo những tôn-giáo mới miễn là Tôn-giáo ấy dạy điều lành,
điều thiện.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.