phản, đem binh đánh cướp dinh Bình Khương. Minh vương khiến
Nguyễn Hữu Cảnh làm Thống binh suất lãnh chính dinh (tức Thuận
Hóa) và binh Quảng Nam, Bình Khương đi đánh, qua tháng Hai năm
Quý Dậu thứ hai (1603) Nguyễn Hữu Cảnh đánh bắt được Bà Tranh
và bọn thần thuộc đem về, từ đó đất Chiêm Thành thuộc Quảng Nam
thống trị, đổi tên làm Thuận Thành trấn. Tháng Tám cùng năm ấy lại
đổi tên làm Bình Thuận phủ, lập Thổ quan, và bắt thay đổi phục sức.
Chẳng ngờ tháng Chạp cùng năm ấy, người Tàu tên A Ban (tức Ngô
Lãng) dấy loạn ở Thuận Thành, qua tháng Ba Giáp Tuất năm thứ 3
(1694), Nguyễn Hữu Cảnh lại phụng mệnh vào Nam đánh dẹp, kế
nhiệm chức Chưởng cơ lãnh Bình Khương dinh Trấn thủ. Lại cứ theo
nguyên lời chua của Thực lục tiền biên (quyển 7, 4a), Nguyễn Hữu
Cảnh là con của Nguyễn Hữu Dật thời ấy xưng Lễ Tài hầu, chữ (Tài),
có chỗ chép làm (Thành) lại có chỗ chép làm (Hòa). Một mặt khác,
Gia Định thông chí (Cương vực chí) thì lại chép làm Chưởng cơ Lễ
Thành hầu Nguyễn. Nay xét tước hiệu của quan lại Quảng Nam
Nguyễn đình, thường thường lấy một chữ có nghĩa “tốt” ghép với chữ
“tên” của chính người được phong, hợp hai chữ lại thành tước hiệu, và
chữ “Thành” với chữ “Thanh” tiếng Việt đọc giống nhau, bởi thế có
thể suy tưởng “Chưởng Thanh Nguyễn công” chép trong Hải ngoại kỷ
sự, chắc là Chưởng Thành Nguyễn công tức Chưởng cơ Lễ Thành hầu
Nguyễn truyền chép nhầm. Nói tóm lại, Chưởng Thanh Nguyễn công
chắc chỉ Nguyễn Hữu Cảnh mà nói. Chỉ có ngày tạ thế của ông ấy,
Thực lục tiền biên(quyển 7, 17b-18a) chép làm tháng Năm năm Canh
Thìn thứ 9 (1700), cùng với ngày chép trong Hải ngoại kỷ sự sai nhau
đến 5 năm, ấy chắc cũng do sự lầm lẫn của người biên soạn Đại Nam
thực lục.
251. Người ấy chắc là Nội hữu Phò mã Tống Phúc Thiệu (con
của Tống Phúc Trí). Ông ta năm Kỷ Sửu thứ 18 (1709) âm mưu dấy
loạn, bị giáng xuống làm thường dân. Xin xem Đại Nam thực lục tiền
biên (quyển 8, 6a-6b).