đem giáo lý chắc thực ấy dạy chúng ta. Bây giờ nếu chúng ta muốn đạt được kết quả, đạt
được giá trị thiết thực của lời dạy đó thì không thể hiểu suông, mà phải thực hành tu tập.
Ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh đến việc áp dụng Phật pháp trong đời sống,
trong gia đình của người con Phật, nghĩa là phải có tu. Nếu chúng ta chưa chịu hành trì
thì sự hiểu biết chẳng qua là hiểu sơ bên ngoài thôi, không thể đi sâu vào nội tâm được.
Người con Phật muốn hiểu Phật pháp thì phải áp dụng Phật pháp. Áp dụng Phật pháp,
hưởng được giá trị thiết thực của Phật pháp, mới thấy lời Phật dạy không ngoa.
Đã thực hành rồi, thì đối với những người thân trong gia đình, không chịu hiểu,
không chịu thực hành, chúng ta dễ nhắc nhở, dễ khuyến khích hơn. Bởi vì chúng ta phải
thể hiện một nội dung chân thật thì mới có thể gieo niềm tin cho mọi người. Tôi muốn
nói rằng khi khuyên người khác tu, thì chính bản thân mình phải tu trước. Như chúng ta
là con cái trong gia đình, hiểu được Phật pháp, áp dụng Phật pháp có lợi ích, lòng mình
vui vẻ, phát triển được tâm hạnh lành. Muốn cho cha mẹ và những người thân trong gia
đình của mình cũng được như thế thì bản thân mình phải thể hiện tinh thần đó thật cụ thể.
Nếu khuyên cha mẹ đừng nóng giận, mà khi có ai chọc tức mình, thì mình nổi sùng lên,
nóng giận la lối thì làm sao cha mẹ nghe mình được. Cho nên đối với giáo lý của đạo
Phật, bản thân chúng ta phải có hành trì lợi lạc, thì mình khuyến khích người khác mới có
tác dụng.
Như cha mẹ mình có tật tham lam, bỏn xẻn, không ưa bố thí, thì con phải giải
thích rõ sự lợi lạc của việc ấy và khuyên cha mẹ phát tâm rộng rãi, thích làm việc bố thí.
Có người cả đời gầy dựng sự nghiệp tốn bao công sức, nhọc nhằn khổ đau. Nếu bây giờ
bảo họ buông bỏ thì thậät là khó khăn. Trong trường hợp này phải giải thích, khuyên nhủ
cho cha mẹ biết rằng tất cả tài sản, ngọc ngà, châu báu đó không thậät. Ta chỉ có thể sử
dụng nó trong một giới hạn nào thôi, nó sẽ không tồn tại lâu dài được. Nếu mình cố chấp
thì có khi mang họa vào thân. Cho nên có duyên, có phước tạo được tài sản tốt, thì phải
biết sử dụng tài sản đó cho đúng. Đồng thời phải biết từ những phương tiện, tài sản đó mà
tu tạo công đức lành thì càng tốt hơn nữa. Như thế mới gọi là biết cách đầu tư, biết cách
gầy dựng sự nghiệp. Mở lòng ra, không chết cứng trong một lớp vỏ tham lam keo xẻn
nào, trong một khuôn khổ nào. Nghĩa là không vì tiền tài mà chúng ta không lo tu tạo các