Mary Jane Ryan
Hạnh phúc không khó tìm
Học cách suy nghĩ lạc quan
“Luôn có một tia sáng ở cuối đường hầm.” - Người lạc quan nói. Kẻ bi
quan đáp rằng: “Chắc chắn có một đoàn xe lửa sắp đâm thẳng vào chúng
ta”.
David Baird
- Tôi đã tiêu phí hết ba mươi năm đầu của cuộc đời mình để sống như một
kẻ bi quan. Tôi luôn nhìn mọi thứ ở những khía cạnh tiêu cực. Tôi chưa bao
giờ thỏa nguyện những ước vọng của mình. Và tôi đã không hề cảm thấy
hạnh phúc.
Rồi một ngày, tôi nhận ra rằng những tháng ngày đã qua của đời mình sao
mà nhạt nhẽo và vô nghĩa. Không thể để tình trạng đó mãi kéo dài, tôi
quyết định phải sống khác đi.
Tác giả Mihaly Csikszentmihalyi đã từng viết: “Điều quan trọng nhất là
chúng ta phải học cách thưởng thức cuộc sống. Điều đó không chỉ giúp ta
cảm nhận ý nghĩa cuộc sống mà còn giúp ta hiểu rõ giá trị cuộc sống mà
lâu nay ta chưa hiểu một cách đầy đủ”. Để trở thành một kẻ bi quan thì rất
dễ, nhưng để trở thành một người lạc quan, hiểu rõ giá trị và ý nghĩa của
cuộc sống thì lại là điều không dễ. Bởi lẽ, kẻ bi quan thường không có hy
vọng, không tin mọi thứ có thể thay đổi được, và nhất là chẳng bao giờ dám
làm điều gì để thay đổi. Vì thế, tôi đã quyết tâm phải trở thành một người
lạc quan, và bắt đầu bằng cách nhìn mọi sự vật, sự việc trong cuộc sống
hàng ngày ở những khía cạnh tươi sáng hơn.
Những người có suy nghĩ lạc quan thường có khuynh hướng tiếp nhận sự
việc tiêu cực với thái độ bình tĩnh, tự tin rồi dần dần đưa sự việc tiêu cực đó
vào tầm điều khiển của mình. Cùng trong một hoàn cảnh, nhưng ứng xử
của người lạc quan và kẻ bi quan rất khác biệt. Chẳng hạn, với một người
phải chịu áp lực công việc rất cao, luôn túng thiếu về tài chính và đang mắc