Thay lời tựa
7
mình, cho dù phải chịu nhiều gian nguy, khốn đốn.
Lý tưởng càng mạnh mẽ, tình cảm càng sâu xa... thì
người ta càng cảm thấy sung sướng, hạnh phúc hơn
khi được thực hiện những gì mình mong muốn.
4.
Trong cả hai cách hiểu trên, hạnh phúc đều có
một trạng thái đối nghịch mà chúng ta gọi là đau khổ,
khi không được thỏa mãn những nhu cầu của mình.
Khi đói không được ăn, khát không được uống, mong
cầu không thỏa mãn hoặc làm ăn thua lỗ... chúng ta
đều phải nếm trải trạng thái không có hạnh phúc.
Có một câu nói lên được ý tưởng này: “Hạnh phúc
là sự tạm dừng của những đau khổ.” Nghe có vẻ bi
quan, nhưng chính những cách hiểu hạnh phúc như
trên đã dẫn đến phát biểu rất chính xác này.
Và hạnh phúc như vậy quả thật là quá mong
manh! Vật chất vốn không thường tồn, và những
nhu cầu, mong muốn của chúng ta thì không giới
hạn. Vì thế, chúng ta luôn sống trong trạng thái
mong đợi nhiều hơn là thật sự được trải nghiệm cái
gọi là hạnh phúc ấy. Ngay cả tình cảm của chúng
ta cũng không phải là một cái gì tuyệt đối bất biến.
Yêu thương hôm nay, ngày mai chán ghét; thỏa mãn
lúc này, bất mãn lúc khác... Chúng ta luôn xoay vần
theo những biến đổi quanh ta và trong chính bản
thân ta, và hạnh phúc chỉ như một ngọn hải đăng xa
vời lúc nào cũng nằm về phía trước, trong khi thực
tế quanh ta thường xuyên là sóng gió ảm đạm mịt
mù...