ninh lăng: là nói lo việc làm lễ táng vua Dực-tông.
Bấm-be: là chê bai. Nói vua Hiệp-hòa chê-bai vua Dực-tông.
phòng nhàn: là ngăn-ngừa sự ra vào.
Chế-cân chẳng đặng lập ban đứng chầu: Vua Hiệp-hòa không cho các
quan mặc đồ để tang vua Dực-tông vào chầu.
Sự-cơ bất mật, tai truân lập tùy: Vua Hiệp-hòa quở trách phi tần của vua
Dực-tông ở Khiêm cung rồi lại mưu trừ Tường và Thuyết cho nên mới gây
ra mối họa cho mình.
quải phi: là trái ngược.
Họa thai: là mầm họa.
Toan mưu phế trí, sớ văn tâu bày: Tường và Thuyết làm sớ tâu bà Từ-dụ
xin bỏ vua Hiệp-hòa.
bốn tháng mười ngày: Vua Hiệp-hòa làm vua được có hơn bốn tháng.
vân-vây: là lấy vần, chính chữ là vân-vi. muôn cộ: là dịch nghĩa chữ vạn
thặng,
Xin cho phiên phục lại về là may: Vua Hiệp-hòa xin về giữ chức làm tôi.
Có truyền ý-chỉ dám là chẳng vâng: Lời bà Từ-dụ nói.
lòng mầng: Câu này trong bản nôm đề : mầng lòng, nhưng để chữ lòng ở
cuối câu thì lạc vân, cho nên để là lòng mầng thì đúng vần mà cũng không
sai nghĩa.
Trần-công chẳng thuận, đem mưu giết liền: Trần Tiễn Thành cùng với
Nguyễn văn Tường và Tôn-thất Thuyết làm phụ-chính, nhưng sau vì không
đồng ý làm sự phế-lập, ông thôi quan về ở nhà tư. Bấy gìờ sai người đến
giết đi.
Tự-quân: lúc ấy là ông Dưỡng-thiện, con nuôi thứ ba của vua Dực-tông.
Túc-thanh: dọn dẹp chỉnh tề.
quyên cát: là chọn ngày tốt lành.
hiệp-cát: là bói được ngày tốt.
mẫu nghi: Đây là bà Từ-dụ Thái-hậu.
thân: là nhắc lại những điều ước.