mà mà còn bị bọn tội phạm giết chết dù với bất cứ lý do gì, liệu có còn kỷ
cương phép nước không, có còn thể chế không? Rồi đây ai sẽ dám làm
công việc này và người dân lương thiện có còn tin tưởng công an không?
Bầu không khí trong cuộc họp của công an thành phố cực kỳ căng thẳng
(bạn anh về thuật lại). Một ban chuyên án điều tra được cấp tốc thành lập
gồm đầy đủ lãnh đạo các đơn vị nghiệp vụ cảnh sát do một phó giám đốc
phục trách khối cảnh sát làm trưởng ban với nhiệm vụ, bằng mọi giá phải
tìm cho ra kẻ chủ mưu cầm đầu gây ra vụ án đó.
Khi nghe bạn kể, anh hỏi:
- Hiện nay Ban chuyên án nghiêng về khả năng nào trong việc điều tra cái
chết của trung sĩ cảnh sát hình sự này?
- Nhiều ý kiến lắm – Bạn anh nhún vai – Tranh cãi rất sôi nổi nữa là khác.
Tuy nhiên kết luận ý kiến chỉ đạo cụ thể rằng: dù bất kể là lý do gì dẫn đến
cái chết của cảnh sát hình sự này thì trước hết cũng phải tìm ra bọn tội
phạm. Đây là danh dự uy tín của công an thành phố.
Anh gật đầu đồng ý và tiếp:
- Theo mày, liệu đây có phải là một vụ thanh toán của bọn xã hội đen nhắm
vào lực lượng cảnh sát hình sự để cảnh cáo, dằn mặt?
- Tạo nghĩ không đơn giản như vậy – Bạn anh lắc đầu – Tao nhớ không
nhầm, ngay cả trước năm 1975 khi bọn Mỹ bắt được anh Nguyễn Tài –
Người chỉ huy lực lượng an ninh Sài Gòn-Gia Định hồi đó, dù biết rõ anh
là ai, chúng cũng không dám tra tấn hay thủ tiêu bởi chúng hiểu rằng lực
lượng an ninh của ta lúc bấy giờ đang nắm giữ một số CIA bự, nếu chúng
đụng anh ấy sẽ phải trả giá ngay. Đấy là Mỹ với một bộ máy quân sự hùng
hậu mà còn phải dè chừng đối phương, huống chi bọn này…
Anh gật gù, bạn anh nói rất phải.
- Nếu nói xã hội đen cố tình giết một cảnh sát hình sự để dằn mặt cơ quan
bảo vệ luật pháp, tao cho rằng còn đâu nhà nước Việt Nam này nữa. Chúng
ta có quân đội, công an, có lòng dân và chính nghĩa, có luật pháp… và nếu
đúng như vậy thì có mà mất nước đến nơi.
- Tao cũng nghĩ như vậy.
- Đừng bao giờ đánh giá bọn chúng quá thấp. Chúng đủ khôn ngoan để hiểu