BÙI ANH TẤN
Hành trình của sói
Chương 2- 3
3
Đẩy cánh cửa bên hông ngôi miếu, lão già nhường đường bước vào trước.
Ông trùm bước vào với thái độ tò mò hoài nghi vì không hiểu lão maphia
già này sắp diễn tuồng gì. Đập vào mắt ông trùm là một bàn thờ sáng rực
nhang đèn tỏa hương thơm ngào ngạt, trên đó là tấm hình mà ông trùm
không rõ, nhưng nhìn cung cách thờ phụng như thế này thì lão đoán thầm,
đây có lẽ là vị tổ sư nào đó của bang phái. Cụ thể là người lập băng đảng
này chẳng hạn, người Hoa hay có truyền thống thờ phụng những người
khai sơn lập phái và maphia cũng vậy.
- Đây là Quốc phụ của chúng tôi mà là Tổ phụ cũng đúng.
Khi nghe lão già giới thiệu tý nữa ông trùm té ngửa. Kiến thức hiểu biết của
ông trùm chưa đầy móng tay nhưng kiến văn giang hồ của lão thì in mấy
cuốn sách chẳng hết. Nói thì nói thế chứ ông trùm cũng không dốt đến độ
chẳng biết gì, thế nên khi biết đây là nơi thờ của trí sĩ yêu nước Tôn Trung
Sơn của Trung Quốc thì lão ngạc nhiên vô cùng. Không hiểu Tôn Trung
Sơn sẽ nghĩ gì khi biết mình được một băng đảng maphia tôn thờ như Tổ
phụ không nhỉ.
Sau khi gióng chuông, thành kính thắp mấy nén nhang khấn khứa lia lịa,
lão già kể.
Người sáng lập băng đảng chúng tôi vốn là một người theo chủ nghĩa Tam
Dân của Quốc phụ Tôn Trung Sơn. Trước khi sáng lập nên nền công hòa
dân chủ trong cuộc cách mạng Tân Hợi 1911, lật đổ triều Mãn Thanh thì
Tôn tiên sinh bôn ba hải ngoại để tuyền truyền chủ nghĩa Tam Dân của ông.
Đó là đoàn kết mọi lực lượng dân tộc chống chủ nghĩa phong kiến, chống
thực dân. Gần năm 1900, Tiên sinh từ Hồng Kông ghé qua Sài Gòn ở gần
một tháng trước khi đi Singapore. Ông đến Sài Gòn tất ba lần trong các
năm 1900, 1903, 1906 và ông nhận thấy cộng đồng Hoa kiều tại đây rất
đông nên đã quyết định lập phân hội hải ngoại “Trung Quốc đồng minh