HÀNH TRÌNH THAI GIÁO 280 NGÀY - Trang 159

Tuần thứ 33

Trọng lượng của thai nhi lúc này đạt khoảng 2.000gr, chiều dài cơ thể vào

khoảng hơn 40cm, lớp mỡ dưới da dày hơn trước, nếp nhăn trên da giảm đi, cơ thể trở nên tròn
trịa hơn. Hệ thống hô hấp, tiêu hóa đã phát triển gần như hoàn thiện. Có bé đã có tóc, móng tay đã
mọc dài ra đến đầu ngón tay, nhưng thông thường không dài vượt quá ngón tay. Nếu là bé trai,
tinh hoàn có thể đã từ bụng tụt xuống bìu; nếu là bé gái, môi lớn của bé đã nhô lên rõ ràng. Điều
này cho thấy cơ quan sinh dục của bé cũng bắt đầu gần hoàn thiện. Phần đầu của thai nhi đã hướng
xuống vùng xương chậu của mẹ.

Bởi vì đầu thai xoay nên áp lực đè lên bàng quang lớn, khiến cho bà bầu phải đi tiểu liên tục.

Có thể bạn sẽ cảm thấy phần liên kết giữa xương chậu và xương mu có cảm giác khó chịu và đau
đớn, có bà bầu còn cảm thấy các khớp ngón tay và gót chân của mình đau nhức, đau lưng nghiêm
trọng hơn. Những hiện tượng này cho thấy thai nhi đang dần tụt xuống, các khớp xương và dây
chằng toàn thân đang nới lỏng để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Những cơn co thắt tử cung
không theo quy luật tăng dần, vùng bụng thường xuất hiện những cơn căng cứng. Âm đạo trở nên
mềm và sưng to.

NGÀY THỨ 225: XOA DỊU CẢM GIÁC KHÓ CHỊU Ở DẠ DÀY

Trong giai đoạn cuối thai kì, mặc dù bà bầu đã thoát khỏi những cơn ốm nghén khó chịu, khẩu

vị đã tốt lên, ăn uống cũng ngon hơn, nhưng sau khi ăn xong thường cảm thấy khó chịu ở dạ dày,
có cảm giác dạ dày như đang bị thiêu đốt, nhiều lúc cảm giác thiêu đốt còn tăng lên và trở thành
cảm giác đau đớn, nhất là đến tối, cảm giác nóng trong dạ dày càng thêm khó chịu, thậm chí ảnh
hưởng đến giấc ngủ. Cảm giác nóng trong dạ dày thường xuất hiện ở giai đoạn cuối thai kì, sau khi
sinh xong sẽ tự nhiên biến mất.

Nguyên nhân chủ yếu của hiện tượng này do sự thay đổi nội tiết trong cơ thể, dịch vị dạ dày bị

trào ngược, kích thích lên cơ quan cảm giác đau ở đoạn dưới ống thực quản gây ra cảm giác nóng
dạ dày. Ngoài ra, trong thời gian có thai, tử cung to ra, áp lực thai nhi gây cho dạ dày tương đối
lớn, tốc độ tiêu hóa của dạ dày chậm lại, dịch vị lưu lại trong dạ dày trong thời gian tương đối dài,
dễ khiến axit dạ dày trào ngược lên đoạn dưới ống thực quản.

Để xoa dịu và đề phòng hiện tượng này, hàng ngày bạn nên tránh ăn quá no, ăn ít các thực

phẩm có hàm lượng chất béo cao, không nên ăn những thực phẩm nhiều dầu mỡ, những thực
phẩm này có thể tạo thêm gánh nặng cho dạ dày. Trước khi đi ngủ nên uống một cốc sữa bò cũng
mang lại hiệu quả tốt. Khi đi ngủ nên gối cao đầu. Trà hoa cúc cũng có thể xoa dịu cảm giác nóng
dạ dày hoặc khó tiêu hóa trong giai đoạn cuối thai kì, bạn nên thử xem sao.

Khi chưa có ý kiến của bác sĩ, các bà bầu tuyệt đối không nên sử dụng các loại thuốc hỗ trợ tiêu

hóa.

NGÀY THỨ 226: MÓN NGON CHO BÀ BẦU

Sò điệp khô xào măng tây

CÁCH LÀM: 4 con sò điệp khô rửa sạch, cho vào nước sạch ngâm khoảng 2 tiếng thì

vớt ra, trộn với gia vị hấp (rượu, dầu mỗi loại một thìa; 2 thìa nước ngâm sò khô), hấp cách
thủy khoảng 1 tiếng, xé thành sợi; 500gr măng tây, bỏ vỏ, rửa sạch thái khúc dài, cho vào
nước sôi chần qua rồi vớt ra, dội qua nước lạnh. Đợi nước canh sôi lên, cho măng tây vào nấu
chín và vớt ra đĩa. Đổ dầu vào chảo, phi thơm gừng cho cà rốt thái miếng và hỗn hợp 1 thìa
dầu hào, xì dầu, đường (mỗi loại nửa muỗng), ¾ muỗng bột mì, dầu mè, hạt tiêu và 3 thìa
nước hấp sò khô vào trong chảo, đun sôi lên, đổ sò khô vào đảo đều, rưới lên măng là được.

158

https://sachhoc.com

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.