vật” này, Ford cảm thấy rất hứng thú, cậu nằng nặc đòi Nichols phải cho
mình trèo lên đầu máy và khởi động nó. Trước sự thích thú của cậu nhỏ,
Nichols đã cho cậu trèo lên đầu máy, và còn chỉ cho cậu thấy làm thế nào
mà động cơ có thể truyền lực vào bánh xe thông qua dây xích. Sau đó, khi
về nhà Henry Ford đã thử tự mày mò chế tạo một động cơ hơi nước cho
riêng mình. Một sự cố đã xảy ra, nồi hơi của động cơ bị nổ tung làm bị
thương vài người bạn cùng làm việc với cậu. Nhưng điều đó không hề làm
Ford nản lòng. Cậu vẫn nung nấu ước mơ chế tạo thành công một động cơ
hơi nước.
Sự đam mê hồn nhiên của một cậu nhỏ là động cơ lựa chọn công việc của
Henry Ford. Có lẽ cả Ford và những người xung quaông đều không thể
tưởng tượng được rằng, đây là những bước đi đầu tiên của một huyền thoại
của nước Mỹ và thế giới. Đến năm 1976, sự ràng buộc cuối cùng với công
việc nhà nông kết thúc khi mẹ ông qua đời. Henry Ford quyết định sẽ làm
một công việc nào đó có liên quan đến máy móc.
Nhưng cụ thể đó là công việc gì?
Năm 1979, bốn năm sau lần đầu tiên nhìn thấy đầu máy xe lửa do Nichols
và Shepard chế tạo, Ford xin vào học việc tại công ty Westinghouse do
Schenectady làm chủ. Đây là một công ty chuyên cho thuê máy đập lúa.
Ford làm việc với những người đại diện của công ty tại địa phương. Công
việc của Ford ở đây là sửa chữa những chiếc máy đập lúa và những chiếc xe
dùng để vận chuyển chúng.
Trong những ngày Ford làm thuê cho Westinghouse, quan điểm về một
phương tiện di chuyển bằng động cơ thay thế cho những cỗ xe ngựa đã trở
nên phổ biến.
Nhưng ý định của Ford trong thời gian này lại là chế tạo một cỗ máy có thể
di chuyển trên những cánh đồng, với chức năng của một cái máy cày, thay