Bất kể trong lý lịch mà Trung ương công bố nói thế
nào, người Thái Châu, Giang Tô vẫn luôn cho rằng Tích
Khê, An Huy chỉ là quê gốc của Hồ Cẩm Đào, mình mới là
quê hương của Hồ Cẩm Đào.
Ở
Thái Châu, có nhiều người bạn thời nhỏ của Hồ Cẩm
Đào còn sống ở đó, Trường tiểu học Đại Phố, Trường trung
học Thái Châu mà ông từng học, còn giữ lại lời nhận xét học
sinh của ông, chỉ có điều do Hồ Cẩm Đào đã trở thành nhà
lãnh đạo Đảng và nhà nước, cấp trên mới phái người đến
lấy hồ sơ lưu trữ của ông đi.
Nếu không tin, bạn có thể đến Thái Châu thử xem, trên
đường phố hỏi bất kỳ người dân địa phương nào rằng nhà
Hồ Cẩm Đào ở đâu, những người lớn tuổi một chút phần lớn
đều nói ra được đến đầu đến đũa.
Trường trung học Thái Châu đang bận rộn chuẩn bị cho
hoạt động kỷ niệm 100 năm ngày thành lập trường dự định tổ
chức vào ngày 22 tháng 12. Nghe nói, kỷ niệm 100 năm ngày
thành lập trường có ý bố trí vào sau Đại hội XVI, là mong
người bạn cùng trường là Hồ Cẩm Đào sẽ toả sáng với tư thế
mới sáng ngời tại Đại hội XVI, nhằm làm huy hoàng thêm
ngôi trường 100 năm.
Người Giang Tô và Triết Giang ngoài coi trọng nghề
buôn bán còn rất trọng việc học hành.
Thái Châu của Giang Tô xưa nay là điểm sáng về hiếu
học, thời kỳ Tống Nguyên đã có tiếng là "Tiểu Trâu Lỗ".
Phương pháp dạy học mà nhà giáo dục thời Bắc Tống là
Hồ Ái sáng tạo ra từng được đánh giá là thái học pháp phổ
biến ra cả nước, ảnh hưởng đến đời sau. Theo người của văn