người khác chụp cho chiếc mũ "chính sách nới quá rộng sẽ
ả
nh hưởng đến cả nước".
"Ba cái không sợ" này đã gây sự chú ý và bàn luận cực kỳ
sôi nổi ở Quý Châu.
Diệp Tiểu Văn đã viết trên mục "Diễn đàn trăm nhà" của
tờ Quý Châu nhật báo: Một không sợ cho thấy, chúng ta
cần phải giữ nhất trí với Trung ương Đảng về chính trị,
còn phương thức, phương pháp làm việc thì lại cho phép đa
dạng nhiều màu sắc. Các chú bồ câu đưa thư khác nhau
mặc dù hướng tới mục tiêu thống nhất, nhưng nên cho
phép bay một cách không thống nhất. Hai không sợ đã đưa
ra một vấn đề: Tại sao những năm nay lại luôn cảm thấy
"đuối lý" đối với một số biện pháp cải cách hữu hiệu? Tại
sao mỗi khi trong cải cách xuất hiện một số cái mới thì lại
luôn tranh luận mãi không thôi quanh vấn đề tính chất?
Ba không sợ cần nghĩ ngược lại, đó chính là: kinh tế Quý
Châu chiếm tỷ lệ nhỏ trong toàn quốc, muốn ảnh hưởng
đến cả nước cũng không thể ảnh hưởng nổi. Chỉ có theo đuổi
sự mất cân bằng trong giai đoạn phát triển thì mới có thể
thực hiện được cân bằng cơ bản của kết quả phát triển. Một
trăm năm sau, Quý Châu vẫn đứng cuối cùng trong cả nước,
thì mới gọi là "ảnh hưởng đến cả nước" chứ!
Vương Triều Văn đứng vị trí dưới Hồ Cẩm Đào dám công
khai đưa ra "ba cái không sợ", trước đó chắc chắn đã được
sự đồng ý của Hồ Cẩm Đào; tờ Quý Châu nhật báo do Tỉnh ủy
quản lý đã tích cực cổ vũ hô hào cho "ba cái không sợ", bày tỏ
rõ ràng đây là quan điểm chung của Tỉnh ủy, chính quyền
tỉnh. "Ba cái không sợ" này được đưa ra một cách rất có tính
mục đích và đầy khí thế. Cần biết rằng, "ba cái không
sợ" nếu bị người khác kiện lên trên, cũng là phải gánh chịu