Khi bài viết này được sửa đến lần thứ bảy, Tôn Trường
Giang đã đổi đề mục thành "Thực tiễn là tiêu chuẩn duy
nhất kiểm nghiệm chân lý". Hai chữ "duy nhất" mới được
viết thêm vào, trong xã hội đã từng đồn rằng là Hồ Phúc
Minh hiểu ý thêm vào, trong đó có ý kiến của Đặng Tiểu
Bình. Nhưng theo miêu tả trong cuốn sách "Mười năm
cuối cùng của Hồ Diệu Bang trên diễn đàn chính trị Trung
Quốc" của Cao Nguyên do Nhà xuất bản văn sử Trung
Quốc xuất bản tháng 5 năm 1989, thì vai trò của Hồ Diệu
Bang chủ yếu thể hiện ở vui vẻ đồng ý bài viết do tờ "Động
thái lý luận" của trường Đảng Trung ương đăng trước, sau đó
tập trung mở rộng ra toàn quốc. Cuốn sách này bày tỏ: Chủ
nhiệm phòng nghiên cứu lý luận trường Đảng Trung ương
Ngô Giang sở dĩ giới thiệu với Hồ Diệu Bang bài viết thảo
luận tiêu chuẩn chân lý, là để tránh sự thẩm duyệt của nhân
vật phe "hai cái phàm là" Uông Đông Hưng chủ quản công
tác tuyên truyền Trung ương.
Sau khi Hồ Diệu Bang đọc bài "Thực tiễn là tiêu chuẩn
duy nhất kiểm nghiệm chân lý", đã rất vui vẻ quyết định
đăng trên tạp chí nội bộ "Động thái lý luận" của trường Đảng
Trung ương mở, và ngày hôm sau công khai xuất hiện trên
tờ "Quang Minh nhật báo" với danh nghĩa bình luận viên mời
đặc biệt. Ngày tiếp theo sau khi bài "Thực tiễn là tiêu chuẩn
duy nhất kiểm nghiệm chân lý" được đăng trên "Quang
Minh nhật báo", Tân Hoa xã đã chuyển phát toàn bộ bài này,
các tờ "Nhân dân nhật báo", "Giải phóng quân báo" cũng
đăng lại.
Chọn phương thức bình luận viên mời đặc biệt để đăng bài
viết này là để vòng vo tránh Uông Đông Hưng (trên thực tế
cũng là tránh người đứng đầu lúc bấy giờ Hoa Quốc