Như được những người thông hiểu tình hình đem sánh ngang
với Vương Hộ Ninh của Văn phòng nghiên cứu chính sách
Trung ương vì họ đều thuộc loại những cố vấn lý luận nổi
tiếng trẻ tuổi của Trung Quốc, đã lập công lớn trong việc
cho ra đời lý luận “Ba đại diện”.
Lý Quân Như cũng giống như Vương Hộ Ninh đều đến
từ Thượng Hải, là những học giả có nghiên cứu sâu về chủ
nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Mao Trạch Đông, lý luận Đặng
Tiểu Bình, vì ông ta có sở trường nghiên cứu đối với lý luận
Mác, Lênin, Mao, Đặng, cộng thêm lại biết tập trung đón
đầu sáng tạo thời đại, vì vậy được điều từ Thượng Hải lên
Bắc Kinh.
Khi Vương Hộ Ninh vừa mới đến đã lập tức gây cho người
ta cảm giác khác thường: Ông ta cấp thấp được xếp cao,
giữ chức Phó Cục trưởng cấp Cục trưởng của Cục lý luận ban
Tuyên truyền Trung ương, trên thực tế trực tiếp tham gia
nghiên cứu lý luận cho Giang Trạch Dân. Trong vòng hai
tháng sau khi bài phát biểu “Ba đại diện” của Giang Trạch
Dân được đưa ra vào tháng 2 năm 2000, Lý Quân Như phụng
mệnh từ Ban Tuyên truyền Trung ương điều sang làm Phó
Hiệu trưởng trường Đảng Trung ương; đồng thời, chức vụ từ
cấp Cục trưởng được nâng lên cấp Thứ trưởng một cách
danh chính ngôn thuận, đã ngang với cấp bậc của Vương Hộ
Ninh trong Trung Nam Hải.
Sau khi Lý Quân Như vào trường Đảng Trung ương, có thể
nói đã hết lòng hết sức hô hào cho lý luận “Ba đại diện” của
Giang Trạch Dân. Đứng trước trở ngại của các nhân sĩ phe
“tả”, Lý Quân Như nhiều lần trình bày về tính cần thiết
của “Ba đại diện” với các quan chức cao cấp của trường Đảng
trong các trường hợp khác nhau. Ông ta trình bày nói, xét