nhân dân Trung Hoa đến nay, việc chuyển giao quyền lực
chính trị cũ mới cũng đầy sóng gió biến đổi. Gần như tất
cả người Trung Quốc đều biết rõ, người được chọn là người
kế nhiệm trước đó rất khó có thể kế nhiệm thành công.
Chẳng hạn như Lâm Bưu, như Vương Hồng Văn. Còn Hồ
Diệu Bang và Triệu Tử Dương thì lại là một ví dụ khác, kế
nhiệm rồi cũng không làm được.
Một nhân vật được xác định là người kế nhiệm thường sẽ
trở thành tiêu điểm của mâu thuẫn và đấu tranh trong
Đảng, Hồ Cẩm Đào tất nhiên cũng không thể ngoại lệ.
Chính vì hiểu rõ điều này, Hồ Cẩm Đào không bao giờ bộc
lộ hết mình, mức độ chính trị nắm hết sức chuẩn xác,
tuyệt đối không gây cho người khác sự hiềm nghi "vượt quá
vị trí", "vượt quá quy định". Chưa nói tới trong nền chính trị
của Trung Quốc, ngay cả trong nền chính trị thế giới, số
trường hợp mà nhân vật thứ hai thông qua thể hiện mình tài
giỏi thế nào mà lên được ghế cao nhất là vô cùng hiếm
hoi, vì xét từ góc độ tính cách con người mà nói, "công cao
lấn chủ" là điều đại kỵ của nhân vật số một đối với cấp
phó của mình.
Ôn Gia Bảo được đưa vào vị trí người kế nhiệm của Thủ
tướng Quốc vụ viện Chu Dung Cơ, vị trí của ông ta cũng đã vi
diệu tới mức không thua kém gì so với Hồ Cẩm Đào. Cây lớn
một khi vươn lên cao, gió tất sẽ thổi nó. Vì vậy Ôn Gia Bảo
khi đó cũng cẩn thận hết mức, có thể nói là chỉ sau có Hồ
Cẩm Đào, những việc có thể không quyết định thì tuyệt đối
không quyết định, nhằm để nhường vinh dự và trách
nhiệm cho bề trên. Thế nên Ôn Gia Bảo đã được những
người biết tình hình gọi là "Hồ Cẩm Đào thứ hai".