IX. Lãnh đạo đất nước Trung Quốc
Cục diện mà Hồ Cẩm Đào tiếp nhận tuy không tới mức
nát bét, nhưng tuyệt đối không phải là dễ gánh vác. Thay vì
nói vòng hào quang của nhiệm kỳ trước đã chiếu sáng tiền
đồ huy hoàng xán lạn của Trung Quốc, chi bằng nói quá
khứ lấp lánh sắc màu này sẽ tăng thêm vô cùng nhiều áp
lực và thách thức cho nhiệm kỳ sau. Điều quan trọng nhất
là, Hồ Cẩm Đào có dũng khí và lòng quả cảm hay không để
thúc đẩy cải cách thể chế chính trị mà Giang Trạch Dân
suốt 13 năm qua không dám đụng vào.
Hồ Cẩm Đào có phải là một nhân vật có tính quá độ?
Ở
hải ngoại có lời đồn đoán như vậy, trong nước cũng
không loại trừ có cách nhìn như vậy. Những người có quan
điểm này thường cho rằng khi Hồ Cẩm Đào kế nhiệm chỉ
còn thiếu một tháng nữa là sáu mươi tuổi, đã không coi là
trẻ nữa. Còn Ôn Gia Bảo ra làm Thủ tướng Quốc vụ viện vào
năm sau đó cũng đã 61 tuổi, hai người đều đã ở vào độ tuổi
nhĩ thuận (sáu mươi), lại cộng thêm quá trình từng trải màu
hồng về cơ bản giống nhau của họ, e rằng trong thể chế
sẵn có, khó có được khí phách phi phàm để thực hiện cải cách
triệt để đối với chiều sâu chính trị. Điều mà những người
này hoài nghi là thế hệ thứ tư với Hồ Cẩm Đào đứng đầu
có bao nhiêu sức lực và thời gian để thi triển hoài bão và lý
tưởng của các vị tân quan sau khi lên giữ chức.
Hồ Cẩm Đào tuy đã tiếp nhận cây gậy quyền lực số một
là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc, nhưng trên thực
tế "cô con dâu" này của ông còn chưa già dặn thành "mẹ