Sau khi từ Pháp trở về Hà Nội, Hồ Chí Minh họp với Ban Thường vụ để
nắm tình hình và để ra những hành động tương lai. Vấn đề trọng tâm là
việc quyết định có hay không ngừng bắn ở miền Nam vào ngày 30-10-1946
như dự kiến và làm sao giải quyết sự căng thẳng đang gia tăng giữa các
đảng phái dân tộc chủ nghĩa đối lập. Hồ dự kiến họp Quốc Hội thông qua
bản dự thảo hiến pháp, tiến tới thành lập chính phủ mới thay thế cho chính
phủ liên hiệp đã bị yếu đi rất nhiều sau khi những người như Nguyễn Hải
Thần từ chức và thông qua những chính sách mới cho những tháng sắp tới.
Quốc hội họp ngày 28-10-1946 thật khác xa không khí thống nhất dân
tộc của kỳ họp bảy tháng trước đây. Vài ngày trước khi họp, ít nhất hai
trăm nhân vật đối lập bị bắt và đưa vào trại cải tạo, trong lúc những đụng
độ vũ trang ở nhiều vùng khác nhau ở Bắc Bộ khiến vài người chết, trong
đó có hai nhà báo. Bầu không khí chính trị ở Hà Nội thật ảm đạm, căng
thẳng tăng lên cao giữa những người thiện cảm với chính phủ và những
người đối lập. Phiên họp tại Nhà Hát Lớn dầy đặc lính Vệ Quốc Đoàn đứng
gác. Bên trong phòng họp, hai trăm chin mươi mốt đại biểu trong số bốn
trăm bốn mươi tư đại biểu được bầu hồi tháng 1-1946 tham dự. Trong số
bảy mươi đại biểu các đảng phái dân tộc chủ nghĩa được đặc cách tham dự
hồi tháng 3-1946, nay chỉ còn ba mươi bảy ghế. Khi một đại biểu phe đối
lập hỏi những người còn lại đâu, người ta trả lời ông rằng họ đã bị bắt
“theo phê chuẩn của Ban Thường Vụ Quốc Hội vì tội hình sự”.
Không giống như phiên họp trước, phòng họp bây giờ chia thành ba khối
chứ không phải hai khối: bên trái là những đảng viên công khai của Đảng
cộng sản Đông Dương và các đảng viên Đảng Xã hội mới lập, tất cả đều
đeo cà-vạt đỏ, cùng với những đại biểu từ Đảng cộng sản Đông Dương núp
danh Đảng Dân Chủ. Ở giữa là những nhân sĩ không đảng phái trong Mặt
trận Việt Minh, còn đại biểu Việt Nam Quốc Dân Đảng và Đồng Minh Hội
ngồi bên phải. Cũng có một số khách nước ngoài tham dự.
Khai mạc phiên họp, đảng viên kỳ cựu và bộ trưởng Bộ Lao động
Nguyễn Văn Tạo, người đã từng dự Đại hội VI Quốc tế Cộng sản năm
1928, trình bày bản dự thảo về sự tin tưởng vào “Công dân số một” Hồ Chí