HỒ CHÍ MINH TOÀN TẬP - TẬP 1 - Trang 10

Đó là một luận điểm sáng tạo mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cống hiến vào sự phát

triển lý luận của chủ nghĩa Mác - Lênin về cách mạng giải phóng dân tộc ở thuộc địa.

Trên nền tảng lý luận đó, Người đã cùng với Đảng ta đề ra và giải quyết đúng đắn nhiều

vấn đề về chiến lược và sách lược, dẫn đến thắng lợi lịch sử của cuộc Cách mạng Tháng

Tám.

Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng dân tộc gắn bó thống nhất với tư tưởng của Người về chủ

nghĩa xã hội. Vì cách mạng giải phóng dân tộc

muốn thắng lợi phải đi theo con đường cách mạng vô sản, do Đảng của giai cấp công nhân lãnh đạo,

cho nên con đường phát triển tất yếu của cách mạng giải phóng dân tộc sẽ là tiến lên cách mạng xã hội

chủ nghĩa. Người khẳng định: "Cách mạng giải phóng dân tộc phải phát triển thành cách mạng xã hội

chủ nghĩa thì mới giành được thắng lợi hoàn toàn".

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là luận điểm trung tâm của tư tưởng

Hồ Chí Minh, nó thâm nhập và xuyên suốt toàn bộ hệ thống tư tưởng của Người trong các

thời kỳ và trên các lĩnh vực.

Ngay từ khi Đảng Cộng sản Việt Nam mới thành lập, trong Chính cương vắn tắt do Người khởi

thảo, đã khẳng định sự lựa chọn con đường xã hội chủ nghĩa khi đặt nhiệm vụ giải phóng dân tộc trong

triển vọng tiến lên chủ nghĩa xã hội. Thật vậy, tư tưởng Hồ Chí Minh đã làm sáng tỏ mối quan hệ hữu

cơ giữa giải phóng dân tộc với chủ nghĩa xã hội, đặt nền tảng cho bước chuyển biến từ cách mạng dân

tộc dân chủ nhân dân lên cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đây là tư tưởng lớn thể hiện tính quy

luật của sự phát triển lịch sử xã hội Việt Nam: chỉ có hoàn thành cácH

mạng giải phóng dân tộc mới có điều kiện tiến lên chủ nghĩa xã hội, và chỉ có làm cách

mạng xã hội chủ nghĩa mới giữ vững những thành quả do sự nghiệp giải phóng dân tộc

mang lại.

XI
XI

Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội trong tư tưởng Hồ Chí Minh không chỉ phát huy

tác dụng trong giai đoạn Đảng ta lãnh đạo nhân dân ta tiến hành cuộc cách mạng giải phóng dân tộc

(1945-1954) mà còn xuyên suốt quá trình tiến hành đồng thời hai chiến lược cách mạng khác nhau,

nhưng có quan hệ khăng khít với nhau - cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền Nam và cách

mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc (giai đoạn 1954-1975) cũng như trong nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa

xã hội và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.