nhân dân". Lần đầu tiên trong các đảng cộng sản cầm quyền, Chủ tịch Hồ Chí Minh nêu
lên tư tưởng: Đảng phải xứng đáng vừa là người lãnh đạo
XIV
XIV
sáng suốt, vừa là người đày tớ thật trung thành của nhân dân. Muốn thế, Người đòi hỏi
Đảng ta một mặt phải ra sức nâng cao trí tuệ cho ngang tầm nhiệm vụ lịch sử, mặt khác
phải trau dồi đạo đức cách mạng, không ngừng tăng cường mối liên hệ máu thịt với nhân
dân.
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng. Đảng chỉ có thể hoàn thành sứ mệnh lịch sử của mình
nếu biết tập hợp, đoàn kết các tầng lớp nhân dân trong một mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chống
kẻ thù chung và xây dựng đất nước. "Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết.
Thành công, thành công, đại thành công".
Luận điểm nổi tiếng này của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trở thành tư tưởng chỉ đạo chiến lược lớn
xuyên suốt cả quá trình cách mạng Việt Nam. Tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh cùng với đạo
đức và nhân cách vô cùng cao thượng và trong sáng của Người đã quy tụ được khối đại đoàn kết dân
tộc, đấu tranh vì thắng lợi của sự nghiệp cách mạng.
Người cho rằng: "hễ là người Việt Nam thì ai cũng có lòng yêu nước, ghét giặc",
nên ngay sau khi thành lập Đảng, Người đã đề ra chủ trương thành lập Hội phản đế đồng
minh, một hình thức mặt trận dân tộc thống nhất rộng rãi chống đế quốc. Góp ý kiến về
đường lối, chủ trương của Đảng
thời kỳ 1936-1939, Người đã bổ sung vào tên gọi mặt trận thành Mặt trận dân tộc dân chủ rộng rãi,
không những chỉ có nhân dân lao động mà gồm cả giai cấp tư sản dân tộc và nhắc nhở phải tránh hết
sức để họ ở ngoài Mặt trận. Ngay sau khi về đến Cao Bằng năm 1941, Người đã cho tổ chức thí điểm
các hội quần chúng để rút kinh nghiệm tiến tới thành lập Mặt trận Việt Minh.
XV
XV
Nguyên tắc nhất quán trong tư tưởng đại đoàn kết Hồ Chí Minh là: lấy liên minh
công nông làm nền tảng, tập hợp rộng rãi nhất mọi tổ chức và cá nhân yêu nước, vừa
đoàn kết, vừa đấu tranh; lấy lợi ích tối cao của dân tộc và quyền lợi cơ bản của nhân
dân lao động làm nền tảng, trên cơ sở đó bảo đảm có sự kết hợp hài hoà lợi ích cá nhân
và lợi ích tập thể, bộ phận và toàn cục, giai cấp và dân tộc, quốc gia và quốc tế.