HỒ CHÍ MINH TOÀN TẬP - TẬP 1 - Trang 17

cho ta", mặt khác Người luôn luôn kêu gọi phải tăng cường sự đoàn kết, giúp đỡ và phối

hợp nhịp nhàng cuộc đấu tranh của vô sản ở chính quốc với vô sản ở thuộc địa, như hai

cái cánh của một con chim. Trong kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ và xây dựng chủ

nghĩa xã hội, Người nhấn mạnh tinh thần độc lập, tự chủ, làm hết sức mình, đồng thời

phải ra sức tranh

thủ sự đồng tình, ủng hộ, hợp tác và giúp đỡ của các nước xã hội chủ nghĩa, các nước trong thế giới thứ

ba và các lực lượng hoà bình, dân chủ và tiến bộ trên thế giới. Ngay đối với các nước tư bản phát triển,

từ rất sớm, Người đã tuyên bố: Việt Nam muốn "Làm bạn với tất cả mọi nước dân chủ và không gây

thù oán với một ai", vì mục tiêu độc lập, hoà bình, hữu nghị và tiến bộ xã hội.

Một mặt ra sức tranh thủ sức mạnh của thời đại có lợi cho cách mạng Việt Nam, mặt

khác, Người không quên nhắc nhở nhân dân ta hết lòng, hết sức làm tròn nghĩa vụ quốc

tế cao cả của mình đối với phong trào giải phóng dân tộc và phong trào cộng sản, công

nhân quốc tế, coi "giúp bạn là tự giúp mình". Hồ Chí Minh chính là biểu tượng của tinh

thần "bốn phương vô sản đều là anh em".

Ngoài tư cách là anh hùng giải phóng dân tộc, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn được thế giới biết đến

như là nhà văn hoá lớn, nhà nhân văn chủ nghĩa lỗi lạc, nhà đạo đức với tấm gương sáng ngời về phẩm

chất đạo đức của người cách mạng.

XVIII
XVIII

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một lãnh tụ bàn nhiều đến đạo đức và vai trò của đạo đức trong đấu

tranh cách mạng. Người nói: "Đạo đức là cái gốc của người cách mạng". "Người cách mạng phải có

đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụ cách mạng vẻ vang". Vì vậy, suốt đời

mình, Người kiên trì việc giáo dục phẩm chất đạo đức cho cán bộ, đảng viên, nhấn mạnh không ngừng

"nâng cao đạo đức cách mạng, quét sạch chủ nghĩa cá nhân"; và bản thân Người là một tấm gương trọn

vẹn của đạo đức mới: Suốt đời phấn đấu, hy sinh vì lợi ích của Tổ quốc, vì hạnh phúc của nhân dân.

Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh là một thể thống nhất giữa đạo đức

với chính trị, đạo đức với tài

năng, giữa nói và làm, giữa đạo đức cách mạng và đạo đức đời thường. Trong khi sử dụng lại một số

khái niệm và thuật ngữ của đạo đức truyền thống vốn đã phổ biến và quen thuộc trong nhân dân, Người

đã đưa vào đó những nội dung mới, mang ý nghĩa nhân văn và cách mạng của đạo đức mới. Những yêu

cầu đạo đức Người nêu ra cho cán bộ, đảng viên nay đã trở thành hệ chuẩn mực đạo đức cơ bản của con

người Việt Nam mới như: trung với nước, hiếu với dân, cần kiệm liêm chính, chí công vô tư, "việc gì

Liên Kết Chia Sẽ

** Đây là liên kết chia sẻ bới cộng đồng người dùng, chúng tôi không chịu trách nhiệm gì về nội dung của các thông tin này. Nếu có liên kết nào không phù hợp xin hãy báo cho admin.