từng nhóm thuộc địa lớn. Về đại thể, người ta có thể chia các thuộc địa làm 5
loại như sau: Bắc Phi, Tây Phi và châu Phi xích đạo, Đông Dương,
Mađagátxca, các thuộc địa cũ.
c/ Một khó khăn khác là thiếu khả năng tự giải phóng ở hầu hết những
người bản xứ. Họ không có quá khứ cách mạng; trong nhiều thuộc địa họ
quen thói nô lệ và còn chưa nhận khả năng tự giải thoát khỏi cảnh đó. Nỗ lực
của chúng ta nhằm giải phóng họ và dắt dẫn họ, và qua đó, hành động cách
mạng của chúng ta sẽ không được họ ủng hộ nghiêm chỉnh, ít ra là lúc bắt
đầu ở những nước có chế độ chuyên chế độc đoán.
Bằng bất cứ cách nào những khó khăn đó cũng không thể biện minh cho
việc Đảng cộng sản từ bỏ một chính sách thuộc địa thực tế và có kết quả. Nếu
chúng ta nêu ra những điều đó cốt chỉ ra ích lợi của một tổ chức đặc biệt
chuyên lo tuyên truyền cộng sản thành công.
Tổ chức đặc biệt này, Ban lãnh đạo đã chuẩn bị lập một Ban nghiên cứu
thuộc địa trong trụ sở Đảng.
Ban này là một cơ quan tư vấn tuyển người trong số các chuyên gia,
nghĩa là những đảng viên có hiểu biết về các thuộc địa để đến đó sinh sống.
Nó có nhiệm vụ thu thập tài liệu về thuộc địa, cung cấp cho các Đại hội
đảng và trong thời gian giữa hai đại hội, cho Ban lãnh đạo những kết luận có
thể cho phép ra những quyết định thích hợp về mặt học thuyết, tuyên truyền
và sách lược.
Ban nghiên cứu thuộc địa đã thảo một bản tường trình về tình hình hiện
nay của các nhóm thuộc địa khác nhau, xác định rõ ràng những yêu cầu chủ
yếu về loại kinh tế, chính trị, và xã hội mà người bản xứ cũng như người lao
động chính quốc sống ở thuộc địa cảm nhận thấy. Từ sự kiểm chứng những
nhu cầu đó, Ban đã rút ra những kết luận, những quy tắc sách lược thích hợp
qua việc vận dụng chúng, để gây nên ở thuộc địa một phong trào đối lập
chống chủ nghĩa tư bản và phong trào gây cảm tình với cộng sản.
Vì chương trình nghị sự của Đại hội Mácxây quá nặng nên báo cáo này
của Ban nghiên cứu thuộc địa, đáng tiếc là không thể được xem xét và thảo
luận ở đó được. Nhưng điều mà người ta có thể trông đợi ở Đại hội Mácxây,