- Để công việc thuận lợi, tôi sẽ viết mật thư cho quan tư đồ Trần Nguyên
Đĩnh, quan thiếu bảo Trần Tôn, cả Trang Định Vương Ngạc nữa. Những
người này thù ghét Lê Quý Ly đến tận xương tuỷ.
Lúc đó ở Đại Việt, triều đình chia rẽ năm bè bảy mối, lòng người khảng
tảng, nhiều kẻ quan cao chức trọng, thân ở đất Việt mà lòng ở đất Chiêm,
do đó quân đội mất hết sức mạnh.
Quý Ly đi vào vùng sông Lương Thanh Hoá, vùng ảnh hưởng của Trần
Nguyên Diệu khá mạnh. Diệu và Chế nêu cao ngọn cờ diệt Quý Ly phục
Trần, nên quan lại ở Thanh Hoá theo họ khá đông. Chí ít, người nào không
theo cũng không cộng tác với thái sư.
Khi quân Quý Ly đến, ông ở trên đất Việt nhưng lại hoá ra như kẻ ngoại lai
đến. Lòng người quay trở, nên đất của ta biến thành đất của địch. Quý Ly
sai đóng cọc trên sông Lương, ngăn không cho quân Chiêm tiến. Chế Bồng
Nga có Nguyên Diệu chỉ điểm địa hình, đã đáp đập ở thượng nguồn sông
Lương. Sau đó, họ Chế cho quân và voi mai phục rồi giả vờ thua chạy. Quý
Ly sai mở cọc trên sông đưa thuỷ binh truy kích. Trên bộ, quân tinh nhuệ
cũng đuổi theo quân Chiêm. Đúng lúc đó Chế Bồng Nga phá đập ở thượng
nguồn sông Lương. Nước ào ạt chảy như thác đổ, đẩy chiến thuyền Quý Ly
trôi xuống hạ lưu. Đồng thời. voi và quân mai phục cũng nhất tề xông ra.
Voi gầm, quân thét vang trời. Quân Quý Ly rơi vào thế bị động. Quân bộ và
quân thuỷ bị tách rời, không ứng cứu được cho nhau. Quân sĩ bị tiêu diệt.
Bảy mươi viên tướng bị bắt. Quý Ly và một nắm tàn quân thất trận, tơi tả
trở về Thăng Long.
Nguyễn Đa Phương và Phạm Khả Vĩnh mang hậu quân từ tuyến sau lên
cầm chân giặc. Thế giặc, theo đà chiến thắng. trở nên quá mạnh. Đa