- Sử Văn Hoa.
- Sử Văn Hoa ư? Có phải ông là nhà chép sử? Hình thư ta đã nghe danh.
- Tôi viết sử. Đúng vậy!
- Thú vị thật? Quan chép sử? Này... ta giả dụ như nếu ông không bị giết,
còn sống, ông sẽ chép thế nào về việc quân của ta nhập Thăng Long?
- Nếu còn sống, tôi sẽ viết thế này: “Người thày chùa Phạm Sư Ôn, pháp
hiệu Thiên Nhiên tăng, đã nổi loạn chiếm lộ Quốc Oai... Chiêu tập những
kẻ du đãng bốn phương lập ba đạo quân đặt tên là: Thần Kỳ, Dũng Dấu và
Vô Hạn...”.
- Hay! Hay thật! ông đã kịp tìm hiểu về đội quân của ta. Đúng là nhà chép
sử. Xin ông cứ tiếp.
- Tôi viết thêm: “Ngày một một tháng chạp năm Kỷ Tỵ, Thiên Nhiêu tăng
đem quân chiếm Thăng Long. Ngày đầu tiên dâng hương ở tháp Báo Thiên.
Vua và triều thần đã đi lánh nạn. Ngày thứ hai, đem người bị bắt xử tại điện
Đại Minh. Các tôn thất nhà Trần đều bị xử tội chết”.
- Ông chép hoàn toàn đúng. Nhưng xin hỏi một câu: ông có khen ta không?
- Không!
- Vậy có chê ta không?
- Cũng không!
- Hay! Chẳng khen và cũng chẳng chê. Tại sao vậy?
- Bởi vì còn quá sớm để hạ bút khen chê. Bởi vì thiện có thể chuyển thành
ác...
- Và ác cũng có thể chuyển thành thiện chứ gì? Hay ông đích thực là nhà
chép sử. Hãy nghe đây, ta quyết án: Vì Sử Văn Hoa không biết nịnh nọt,
cũng không quá khích đại ngôn. Ta tha cho. Để ông ta sống, làm nhà chép
sử cho non sông.
Người thứ tư bị dẫn đến.
Sau này, Sử Văn Hoa còn chép tiếp: “Ngày thứ ba, Phạm Sư Ôn đốt dinh
thự các đại thần, đốt phá vườn Thượng Uyển”. Đang đêm hôm đó, quân nổi
loạn bất thình lình rút khỏi Thăng Long. Trước khi đi họ chất rơm rạ, định
đốt điện Đại Minh. Rất may: lửa còn chưa bén, nhân dân đã kịp đến cứu
hoả.