5/1896. Yeltsin nhận được hai lời ban phước, từ nhà thờ và từ nhân dân vì là
người lãnh đạo lần đầu tiên do phổ thông bầu cử bầu ra. Gorbachev phải
thán phục năng khiếu tự nhiên của đối thủ, về khía cạnh chủ nghĩa dân túy
và chủ nghĩa tượng trưng.
QUAN HỆ ĐỐI NGOẠI
Việc Saddam Hussein xâm lược Kuwait ngày 1/8/1990 và sáp nhập
nước này vào Iraq là thử thách lớn đối với quan hệ Xô-Mỹ. Cũng có những
giá trị nhân văn toàn cầu mà Gorbachev coi là có tầm quan trọng.
Gorbachev rơi vào tình thế khó xử. Iraq là đồng minh và còn có hàng nghìn
quân lính Xô viết đang đóng tại Iraq. James Baker và Shevardnadze hội
đàm tại phi trường Vnukovo 2. Họ nhất trí đưa ra tuyên bố kết tội hành vi
xâm chiếm của Iraq, coi đó như một dấu ấn trong nỗ lực chung của hai bên
tại Liên Hợp Quốc. Gorbachev và Bush gặp nhau ở Helsinki ngày 9/9 và
hội đàm cả ngày hôm đó. Nhà lãnh đạo Xô viết muốn có đảm bảo trên hai
điểm: áp lực quân sự đưa ra buộc Saddam phải rút quân khỏi Kuwait mà
không xảy ra chiến tranh, và quân đội Mỹ sẽ phải rời khỏi Kuwait khi nước
này được giải phóng. Gorbachev bắt đầu đề cập tới chủ đề ủng hộ tài chính
cho nền kinh tế Xô viết. Ông không nêu trực tiếp mà ám chỉ vấn đề Kuwait
phải gắn với kinh tế.
Hợp tác về tiến trình thống nhất nước Đức đã gắn chặt hơn nữa quan
hệ giữa Moskva-Washington. Các sự kiện tại Lithuania hầu như đã gây ra
một vết rạn nứt. Cuộc chiến tranh chống Saddam tạo thành một tiền lệ ở
Washington nhưng Bush nhắc đi nhắc lại việc sử dụng quân sự ở các nước
cộng hòa Baltic sẽ đe dọa đến các mong muốn của Gorbachev về việc trợ
giúp kinh tế và làm xói mòn quan hệ thân thiện của hai bên. Gorbachev
đảm bảo với Bush rằng ông đã suy nghĩ thấu đáo các vấn đề này nhưng
Liên bang Xô viết đang đứng trước bờ vực của một cuộc nội chiến. Song
ông vẫn giữ lời hứa đã đưa ra với Bush tại Helsinki, ông sẽ tiếp tục hợp tác
với Mỹ trong việc ngăn chặn sự thù địch của Iraq. Năm 1991, quan hệ