Tổ chức Hiệp ước Warsaw: Hiệp ước này được thành lập năm 1955
nhằm đối chọi với Hiệp ước Paris tháng 10/1954 thừa nhận Cộng hòa Liên
bang Đức gia nhập NATO. Các thành viên lúc đầu là Liên Xô, Ba Lan, Tiệp
Khắc, Hungary, Cộng hòa Dân chủ Đức, Bungari, Rumani và Anbani.
Anbani xin rút năm 1961. Hiệp ước này cũng là một Hội đồng Tư vấn
Chính trị do có sự tham gia của các ngoại trưởng. Hiệp ước này không cho
phép Đông Đức thành lập Ban Tham mưu của riêng nước này. Toàn bộ kỹ
thuật quân sự tiên tiến đều được chế tạo tại Liên Xô và quân đội Xô viết
được trang bị tối tân. Hiệp ước này không còn giá trị vào ngày 1/7/1991.
Thu mua của nhà nước: Sản phẩm làm ra được nhà nước mua lại và do
kế hoạch đặt ra từ trước. Trong công nghiệp, việc này được áp dụng cho
hầu hết các sản phẩm của một xí nghiệp nhưng trong nông nghiệp có thay
đổi. Các nông trang và nông trường phải đáp ứng kế hoạch thu mua của nhà
nước trước hết, sau đó mới có quyền bán bất kỳ sản phẩm nào làm ra. Tất
nhiên, họ đều phải cố giữ lại càng nhiều càng tốt cho họ, đôi khi nói rằng họ
không sản xuất đủ để đáp ứng kế hoạch. Người chịu trách nhiệm đứng ra
bảo đảm nông trang thực hiện nghĩa vụ nhà nước là bí thư Đảng thứ nhất.
USSR: Liên bang các nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết; còn có
tên gọi khác là Liên Xô.
Ủy ban Kế hoạch Nhà nước: Ủy ban Kế hoạch Nhà nước thuộc Hội
đồng Bộ trưởng Liên bang Xô viết chịu trách nhiệm soạn thảo các kế hoạch
kinh tế và kiểm tra việc thực hiện. Thành lập năm 1921 và tiếp tục hoạt
động đến năm 1991. Nó đề ra các kế hoạch năm năm, các kế hoạch hàng
năm, kế hoạch theo quý. Mỗi một Xô viết ở một nước cộng hòa đều có ủy
ban kế hoạch riêng. Ủy ban này chịu trách nhiệm đưa ra số liệu để Ủy ban
Kế hoạch Nhà nước Liên Xô vạch kế hoạch tiếp theo và kiểm tra việc thực
hiện. Sau năm 1985, Ủy ban Kế hoạch mất ảnh hưởng vì nền kinh tế Xô
viết dần dần bị chia xẻ. Năm 1990, khi Gorbachev thay thế Hội đồng Bộ