25/5: Đại hội Đại biểu Nhân dân khai mạc tại Moskva và được truyền
hình trực tiếp. Gorbachev được bầu làm chủ tịch và vào ngày 26/5, Đại hội
bầu các thành viên của Xô viết Tối cao Liên Xô, là quốc hội thường trực.
Yeltsin cũng được bầu, khi đó Aleksei-Kazannik xin rút lui.
6/7: Gorbachev phát biểu tại Ủy ban Châu Âu ở Strasbourg và tuyên
bố Liên Xô không nghiêng theo cải cách ở Đông Âu.
10/7: Thợ mỏ than ở Kuzbass, Siberia tiếp tục đình công, theo sau đó
là thợ mỏ vùng Donbass, Ukraine.
29/7: Nhóm Liên Khu vực được thành lập tại Đại hội Đại biểu Nhân
dân toàn quốc để thúc đẩy cải cách. Trong số các nhà lãnh đạo được 250 đại
biểu chọn có Boris Yeltsin, Gavriil Popov và Andrei Sakharov.
23/8: Trên 2 triệu người tham gia một cuộc biểu tình kiểu Baltic, tạo
thành một dòng người kéo dài khắp ba nước cộng hòa.
31/8: Xô viết Tối cao Moldova ban bố sắc lệnh tiếng Moldova (tiếng
Moldova hay tiếng Rumani) được coi là ngôn ngữ chính và thay bảng chữ
cái Cyrillic bằng chữ Latin.
22-23/9: Ngoại trưởng Mỹ James Baker và Shevardnadze gặp nhau ở
Jackson Hole, Wyoming. Shevardnadze bỏ qua các đề nghị của Liên Xô
liên quan đến cắt giảm tên lửa chiến lược dẫn đến hạn chế Sáng kiến phòng
thủ chiến lược (SDI) hay Chiến tranh giữa các vì sao.
25-26/9: Tại Liên Hợp Quốc, Tổng thống Bush và Eduard
Shevardnadze đề nghị loại bỏ vũ khí hóa học.
7/10: Ở Đông Berlin, Gorbachev nói trước đám đông rằng “cuộc sống
sẽ trừng phạt những người tụt hậu” và điều này làm giảm quyền lực của
Erich Honeker, nhà lãnh đạo Cộng hòa Dân chủ Đức. Egon Krenz thay thế
ông này vào ngày 18/10.